Thứ Tư, 21/12/2016 13:30

Tương lai nào cho giá dầu trong năm 2017?

2016 quả là một năm đầy biến động đối với giá dầu và cũng có một ít sự hoài nghi, hãng tin CNNMoney cho hay.

Hiện lượng dầu thô từ Iran đang tràn ngập khắp thế giới sau khi lệnh trừng phạt được dỡ bỏ. Trong khi đó, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) thì lại giằng co về mức sản lượng và đã tiến tới thỏa thuận cắt giảm sản lượng lần đầu tiên vào ngày 30/11/2016.

Kèm với thỏa thuận sản lượng của OPEC, các nhà sản xuất chủ chốt ngoài OPEC cũng chung tay cắt giảm sản lượng nhằm xoa dịu tình trạng dư cung trên thị trường dầu.

Sau khi khởi đầu năm quanh mức 30 USD/thùng, giá dầu đã trượt xuống 26 USD/thùng trong tháng 2/2016 – mức thấp nhất kể từ năm 2003 – trước khi vượt mốc 50 USD/thùng trong tháng này.

Vậy giá dầu sẽ ra sao trong năm 2017?

Các chuyên gia hàng đầu của ngành năng lượng cho rằng giá sẽ dao động trên mốc 50 USD/thùng nếu các quốc gia sản xuất dầu tuân thủ đúng hạn ngạch đề ra và cắt giảm nguồn cung dầu bớt gần 1.8 triệu thùng/ngày.

Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin CNNMoney vào ngày thứ Bảy, Bob Dudley, Giám đốc Điều hành BP, cho hay: “Tôi biết là các quốc gia rất nghiêm túc về thỏa thuận sản lượng. Thông báo về việc cắt giảm sản lượng đều xuất phát từ khu vực này. Và rõ ràng, Nga cũng rất nghiêm túc trong việc tham gia vào thỏa thuận”.

Ông Dudley nói thêm: “Không còn nghi ngờ gì nữa, nếu thỏa thuận này được giữ nguyên thì giá dầu sẽ dao động quanh mốc 50 USD/thùng”.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho hay các nỗ lực cắt giảm nguồn cung có thể góp phần làm tình trạng dư cung toàn cầu biến mất trong 6 tháng đầu năm 2017, sớm hơn rất nhiều so với dự báo trước đó. Miễn là OPEC, đứng đầu là Ả-rập Xê-út, tuân thủ đúng lời cam kết.

Mặc dù không có lời cảnh báo trước đó, nhưng OPEC đã từng không tuân thủ theo thỏa thuận đề ra.

Kể từ năm 1989, OPEC đã đưa ra nhiều đợt cắt giảm sản lượng, cũng giống như thỏa thuận vừa ký kết trong tháng 11/2016. Tuy nhiên, trong giai đoạn đó, tổ chức này lại sản xuất nhiều dầu hơn hạn ngạch đã đề ra trong thỏa thuận.

John La Forge, Trưởng Bộ phận Chiến lược Tài sản Thực tại Wells Fargo, cho hay: “Các thành viên của OPEC không bao giờ tuân thủ theo thỏa thuận. Họ luôn luôn gian lận”.

Dù vậy, vẫn còn đó một số quốc gia sản xuất dầu bị tác động nặng nề về ngân sách, và các công ty dầu tại những quốc gia này cũng phải cắt giảm hoạt động đầu tư vào lĩnh vực dầu mỏ.

Nếu các quốc gia này tuân thủ theo thỏa thuận, Công ty Wood Mackenzie cho rằng ngành dầu khí có thể chứng kiến dòng tiền mặt dương lần đầu tiên kể từ năm 2014.

“Nhìn chung, 2017 sẽ là năm của sự ổn định, cũng là các cơ hội cho các công ty dầu khí tận dụng lợi thế tài chính. Nhiều nhà đầu tư sẽ xem xét các cơ hội để điều chỉnh và phát triển danh mục của họ”, Tom Ellacott, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu phân tích doanh nghiệp tại Wood Mackenzie, nhận định./.

Các tin tức khác

>   Dầu leo dốc liền 3 phiên chờ tin từ báo cáo nguồn cung (21/12/2016)

>   Xăng RON 92 tăng 919 đồng/lít (20/12/2016)

>   Dầu tăng nhẹ trước nỗi lo về bất ổn địa chính trị (20/12/2016)

>   Dầu có tuần tăng nhẹ bất chấp lo ngại về khả năng gia tăng sản lượng (17/12/2016)

>   Dầu đảo chiều tăng nhẹ sau khi lao xuống đáy 1 tuần (16/12/2016)

>   Dầu quay đầu lao dốc gần 4% sau khi Fed nâng lãi suất (15/12/2016)

>   Bộ Công thương đề xuất phát triển hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu (14/12/2016)

>   Dầu tiếp tục lên mức cao nhất kể từ tháng 7/2015 (14/12/2016)

>   Dầu lên đỉnh gần 17 tháng sau cuộc họp cuối tuần qua (13/12/2016)

>   Dầu vọt 5% khi Nga gia nhập thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC (12/12/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật