Thứ Tư, 28/12/2016 08:09

Tăng cường hợp tác phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học công nghệ của cả nước. Việc phát triển kinh tế-xã hội các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có ý nghĩa rất lớn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của cả vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước.

Quang cảnh Hội nghị Hợp tác phát triển vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ năm 2016. (Ảnh: Quang Quyết/TTXVN)

Kinh tế Vùng phát triển chưa xứng tiềm năng

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gồm bảy tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc có nhiều tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, hệ thống kết cấu hạ tầng, thúc đẩy, hỗ trợ các vùng khác cùng phát triển. Đây cũng là Vùng đi đầu về hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế-xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Tại “Hội nghị hợp tác phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ năm 2016” được tổ chức ngày 27/12, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố đều cho rằng trong giai đoạn 2011-2016, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã đạt được nhiều kết quả hợp tác nổi bật trên các lĩnh vực quy hoạch, phát triển hạ tầng giao thông; công nghiệp, thương mại; du lịch; nông nghiệp; văn hoá, thể thao; y tế, giáo dục, lao động-thương binh và xã hội; tài nguyên môi trường; quản lý an ninh trật tự. Tuy nhiên, kết quả này được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng phát triển kinh tế của Vùng.

Theo ông Nguyễn Đức Long, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh, liên quan đến kết nối vùng vấn đề khó khăn nhất vẫn là giao thông. Quảng Ninh đang cố gắng hoàn thiện hệ thống giao thông cao tốc sẽ cơ bản xong trong năm 2018 kết nối đến Vân Đồn và tiếp tục đến Móng Cái. Về tuyến đường giao thông ven biển, Quảng Ninh đã có biên bản ký của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định và Thanh Hóa cùng kiến nghị đến Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ quan tâm đến vấn đề ven biển.

Theo ông Long, hiện nay phần ở Quảng Ninh đã cơ bản xong, chủ yếu là phần liên quan đến các tỉnh kết nối đến Thanh Hóa. Quảng Ninh đã đề nghị với Thủ tướng về tuyến đường sắt nối Yên Viên với Hạ Long đang tạm dừng, đình hoãn trong giai đoạn trước nay cố gắng hoàn thiện đến Cái Lân, không để quá lãng phí với con đường này. Quảng Ninh cũng đồng ý cần cố gắng xong nhanh tuyến đường sắt cao tốc nối từ Hà Nội đến Hải Phòng đến Hạ Long...

http://www.vietnamplus.vn/tang-cuong-hop-tac-phat-trien-vung-kinh-te-trong-diem-bac-bo/422794.vnp

Các tin tức khác

>   Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thị sát 2 nhà máy thua lỗ của ngành công thương (27/12/2016)

>   1,5 tỷ USD làm trường đua ngựa lớn nhất VN ở Vĩnh Phúc (27/12/2016)

>   Đề xuất đầu mối quản lý nhà nước về phân bón (27/12/2016)

>   Sắp có Nghị định riêng mời gọi FDI nông nghiệp (27/12/2016)

>   Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản năm 2016 tăng trưởng 5.4% (27/12/2016)

>   Đứng trước khó khăn, ngành thủy sản 2016 vẫn đạt kết quả khả quan (27/12/2016)

>   Ngành vật liệu xây dựng: trăm mối lo (27/12/2016)

>   Giải ngân vốn xây dựng cơ bản nông nghiệp 2016 đạt gần 93% kế hoạch (27/12/2016)

>   Tốn kém gửi máy bay qua đêm (27/12/2016)

>   Khách quốc tế đến Việt Nam 2016 vượt ngưỡng 10 triệu lượt  (27/12/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật