Thứ Sáu, 02/12/2016 15:12

Nhịp đập thị trường 02/12: Đóng cửa tuần trái chiều

Thị trường đóng cửa với không nhiều thay đổi so với thời điểm bắt đầu phiên chiều khi cả 3 chỉ số đều đóng cửa dưới mức tham chiếu. VN-Index giảm 0.21%, UPCoM-Index mất 0.12% trong khi HNX-Index rơi mạnh nhất ở mức 0.46% so với phiên trước.

Thanh khoản toàn thị trường đạt mức cao với 182.4 triệu đơn vị, giá trị giao dịch tương đương xấp xỉ 3,560 tỷ đồng, cao hơn 8.6% so với phiên trước.

Như vậy, kết thúc tuần, VN-Index ghi nhận mức giảm 1.59% so với tuần trước, ngược lại, HNX-Index lại tăng 0.22%. Giá trị giao dịch có mức tăng trưởng đáng kể khi đạt bình quân 3,464 tỷ đồng/phiên, cao hơn 16.25% so với tuần trước đó.

14h: Nhiều cổ phiếu lớn hồi phục

Bất chấp việc vẫn bị khối ngoại bán ròng, VNM đã tăng giá trở lại từ đầu phiên giao dịch buổi chiều, cùng với đó, VIC và bộ đôi cổ phiếu ngân hàng là CTG, VCB cũng dần trở lại mức tham chiếu từ mức giảm điểm trước đó.

Nhóm cổ phiếu đầu cơ KLF, KSK, LDG, SHN, … tiếp tục cho thấy sự vượt trội của lực cầu và tăng kịch trần hàng loạt, không còn dư bán. ROS cũng quay đầu tăng điểm trở lại sau khi chạm mức giá kịch sàn trong phiên buổi sáng.

Phiên sáng: SSI thỏa thuận khủng

Cung cầu tiếp tục cân bằng nhưng chưa thể giúp thị trường khởi sắc và thị trường đóng cửa buổi sáng với việc cả 3 chỉ số giảm điểm nhẹ.

VN-Index tạm dừng tại 664.48 điểm, trượt 0.31% trong khi đó, 2 chỉ số còn lại là HNX-Index và Upcom-Index cũng lần lượt giảm 0.02% và 0.14% giá trị so với tham chiếu.

Thanh khoản đạt mức khá với 103.47 triệu đơn vị được mua bán, đóng góp đáng kể vào con số này là hơn 11.3 triệu cổ phần SSI được giao dịch thỏa thuận. Với những thông tin gần đây, rất có thể, việc mua bán này có liên quan đến Daiwa Securities Group Inc khi trước đó, tổ chức này công bố thông tin đăng ký mua 11 triệu đơn vị nhằm nâng tỷ lệ sở hữu lên mức 17.84%, tương đương với 85.6 triệu đơn vị.

10h30: ROS giảm mạnh “đè” VN-Index

Sau khởi đầu quanh giá cân bằng, ROS (-4.96) bắt đầu lao dốc do áp lực bán rất mạnh, trong khi đó, VNM lại có xu hướng quay trở về gần hơn giá tham chiếu sau khi có thời điểm giảm đến 1,000 đ/cp trước đó.

Tại thời điểm 10h10, VN-Index giảm hơn 3 điểm, tương đương mất 0.46%, 2 chỉ số còn lại cũng có diễn biến tương tự nhưng ở mức độ nhẹ hơn. Tổng GTGD toàn thị trường đạt 1,046 tỷ đồng.

HQC bất chấp các thông tin mua vào của các cổ đông nội bộ và cổ đông lớn, hiện đang giảm kịch sàn với dư bán lên đến 29 triệu đơn vị, khối lượng khớp lệnh chỉ đạt 197,000 cổ phần.

Ngược lại, KLF tiếp tục sự hồi phục ấn tượng với dư mua hơn 12 triệu đơn vị. Thông tin liên quan đến các công ty có liên quan là FCL Travel và ROS được xem là động lực chính của diễn biến này. Tính từ thời điểm thấp nhất, hiện KLF đã tăng gần gấp đôi thị giá.

9h30: Tăng nhẹ

Tiếp đà tăng điểm phiên trước, các chỉ số khởi đầu phiên giao dịch thứ 2 trong tháng với việc tăng điểm nhẹ tuy nhiên, mức độ hưng phấn của dòng tiền rõ rang đã bị giảm sút.

Dầu khí tiếp tục diễn biến khả quan, VNM, ROS hiện tại chưa có biến động lớn trong khi nhóm cổ phiếu thép phân hóa với việc HPG tăng còn HSG giảm điểm nhẹ.

Cập nhật trước phiên

Các thỏa thuận quan trọng của OPEC sau gần 2 năm trì hoãn được xem là cứu cánh đúng lúc cho giá dầu thô thế giới (tăng vọt 9.6% trong ngày thứ Tư) và đồng thời giúp cho thị trường chứng khoán thế giới có phiên giao dịch đầy khả quan trong đó, TTCK Việt Nam cũng không phải ngoại lệ.

Hàng loạt cổ phiếu thuộc nhóm dầu khí tăng giá rất mạnh, đáng kể nhất là PVD (+6.85%), PVS (+5.65%) và GAS (+6.89%) đều có thời điểm tăng kịch trần góp phần không nhỏ giúp các chỉ số chung tăng điểm thuận lợi. Với diễn biến giá dầu đêm qua tại thị trường New York, rất có thể nhóm cổ phiếu dầu khí trong nước sẽ tiếp tục có 1 phiên hưởng lợi, tuy nhiên, điều này có thể sẽ sớm chấm dứt khi nhà đầu tư lưu tâm trở lại đến kết quả kinh doanh rất tệ của nhóm doanh nghiệp này sau hơn 1 năm chịu áp lực của giá dầu lao dốc.

Trái ngược lại với nhóm dầu khí, sau 2 phiên tăng điểm bất ngờ mà nguyên nhân đến từ khối ngoại, cổ phiếu lớn nhất thị trường là VNM (-2.03%) đã quay trở lại diễn biến giảm điểm với sự bán ròng mạnh từ các nhà đầu tư nước ngoài. Hiện tượng ROS (-3.2%) cũng có phiên lao dốc sau thông tin đợt tăng giá nóng vừa qua của cổ phiếu này đang lọt vào tầm ngắm của các cơ quan chức năng.

Ở phần còn lại, các cổ phiếu đầu cơ thuộc nhóm khoáng sản, hoặc các cổ phiếu có tiền sử bất thường như KLF, NHP cũng có phiên giao dịch rất ấn tượng với việc tăng trần đi kèm dư mua lớn. Sức hấp dẫn từ nhóm cổ phiếu này là đáng kể với nhà đầu tư tuy nhiên rủi ro cũng không hề nhỏ khi cung cầu tại đây luôn cho thấy sự khó đoán định./.

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily 02/12: Không nên quá kỳ vọng! (01/12/2016)

>   Vietstock Daily 02/12: Không nên quá kỳ vọng! (01/12/2016)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 01/12: Đà phục hồi duy trì nhưng giằng co khá mạnh (01/12/2016)

>   Nhịp đập Thị trường 01/12: Thông tin giá dầu không khiến khối ngoại hào hứng! (01/12/2016)

>   Vietstock Daily 01/12: Hồi phục kỹ thuật hay bắt đầu xu hướng tăng? (30/11/2016)

>   Vietstock Daily 01/12: Hồi phục kỹ thuật hay bắt đầu xu hướng tăng? (30/11/2016)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 30/11: Chuẩn bị test hỗ trợ ngắn hạn (30/11/2016)

>   Nhịp đập Thị trường 30/11: Bùng nổ phiên chiều (30/11/2016)

>   Thủ tướng: Nỗ lực để tăng trưởng quý 4 đạt 7.1 - 7.3% (29/11/2016)

>   Thủ tướng: Nỗ lực để tăng trưởng quý 4 đạt 7.1 - 7.3% (29/11/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật