Thứ Bảy, 03/12/2016 08:46

Lợi nhuận lữ hành teo tóp

Nếu chỉ nhìn vào số lượng du khách và doanh thu tăng đều đặn hàng năm của các công ty lữ hành, nhiều người tưởng rằng chuyện làm ăn của họ vẫn ổn. Thế nhưng đó chỉ là bề nổi. Thực tế tại nhiều công ty là khó khăn đến dồn dập, lợi nhuận teo tóp lại.

Khách đăng ký tour tại Vietravel. Ảnh: Đào Loan

Làm nhiều, lời ít

Đặt chiếc túi xách xuống bàn, C. - Giám đốc phụ trách mảng du lịch nước ngoài của một công ty du lịch lớn tại TPHCM thở phào: “Xong rồi! May mà khách có kinh nghiệm, xem chi tiết từng dịch vụ nhỏ rồi chọn mình, chứ không thì đấu không lại”.

C. vừa thắng thầu tổ chức tour đi Hàn Quốc cho đoàn vài trăm khách. “Nhiều nơi phá giá quá khiến mình ít nhiều cũng phải theo nên lợi nhuận giảm. Đó cũng là một trong những lý do khiến cho doanh thu của lữ hành nhìn trên báo cáo thì tăng nhưng thực tế lợi nhuận thấp hơn trước rất nhiều”, cô nói.

Ông Nguyễn Thế Khải, Giám đốc Công ty Du lịch Hoàn Mỹ, cho rằng đây đúng là một mảng tối của thị trường, nhưng nguyên nhân chính làm lợi nhuận giảm là do ngày càng có nhiều người tham gia vào thị trường; kinh tế khó khăn hơn; người tiêu dùng có nhiều kinh nghiệm du lịch hơn. “Mức lợi nhuận hấp dẫn 10-20% của những năm trước đã trở thành dĩ vãng. Nay làm tour lời 8% là vui rồi”, ông nói.

Nhiều doanh nhân khác cũng có nhận định tương tự. Họ cho biết chưa bao giờ sức ép bán hàng lại căng thẳng như hiện nay. Thị trường trong nước được chia nhỏ bởi hàng ngàn doanh nghiệp, cạnh tranh nhau khốc liệt. Tình hình trên thị trường quốc tế cũng tương tự, áp lực giá rất lớn trong khi nhiều sản phẩm, dịch vụ trong nước lại tăng nên để đón được khách nước ngoài, các công ty phải giảm lợi nhuận để giữ giá tour.

Thêm vào đó, sự phát triển của công nghệ cùng những công cụ bán hàng trực tuyến và sự tham gia mạnh mẽ của các hãng hàng không giá rẻ đã làm thị trường thay đổi nhanh chóng. Người tiêu dùng dần thoát khỏi sự lệ thuộc vào các công ty lữ hành khi đặt các dịch vụ như mua phòng, mua vé máy bay... khiến lợi nhuận của lữ hành giảm theo. Ông Trần Thế Dũng, Phó tổng giám đốc Fiditour, tâm sự: “Bán tour nước ngoài đôi khi chỉ còn lời 4-5%. Khách mua vé máy bay, đặt khách sạn giảm. Những đơn vị cung cấp dịch vụ cũng giảm tỷ lệ hoa hồng cho lữ hành, có hãng hàng không không còn cho lữ hành một tỷ lệ hủy vé như trước. Bây giờ làm ăn rất khó...”.

Ông Dũng cho biết thêm hiện các doanh nghiệp còn một nỗi lo lớn nữa, đó là những bất ổn chính trị hoặc thiên tai... ở các điểm đến du lịch. Mỗi khi có sự cố lớn là các công ty du lịch, đặc biệt là những công ty chuẩn bị dịch vụ sớm, phải đối mặt với những đợt bán cắt lỗ, có khi phải giảm đến 50% giá bán cho các đơn hàng sỉ đã đặt từ sáu tháng đến một năm. Lợi nhuận đã ít lại còn phải chia sẻ cho những đợt bán hàng không mong muốn như vậy nên “làm ăn ngày nay rất... đau đầu”.

Không làm khác là... chết!

Thị trường có vẻ ảm đạm và câu trả lời chung của các công ty là muốn tồn tại thì phải làm khác. Những chương trình tour phổ thông, giông giống nhau ở các công ty không còn là ưu tiên số 1 vì vừa không đem lại lợi nhuận cao, vừa phải cạnh tranh khốc liệt. Thay vào đó, nhiều công ty chọn cách chăm chút chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đi vào từng thị trường ngách - nơi còn ít người khai phá, nhằm tạo lợi nhuận tốt hơn.

Ông Khải của Hoàn Mỹ cho biết công ty này làm những tour rất đặc biệt, có loại dành cho những người chuyên “săn” hàng ở Mỹ; có người đi Ý chỉ để xem về kiến trúc, thi ca; có tour chỉ có bốn người đi coi thi đấu Sumo ở Nhật Bản; có những đôi vợ chồng đặt tour sang Anh chỉ để xem bóng đá. Những tour này đòi hỏi khâu tổ chức phải rất chuyên nghiệp, cần tìm hiểu dịch vụ, để chọn được người phục vụ tốt là rất khó. Tuy nhiên, có tour lời gấp đôi nên dù lượng khách ít thì vẫn đáng làm. Theo ông Khải, tốc độ tăng trưởng doanh thu của mảng tour chuyên biệt này lên đến 200%. Ông chia sẻ: “Chúng tôi có một bộ phận riêng, tập hợp những người giỏi để thiết kế các tour này. Chúng tôi cũng chọn lựa gắt gao các hướng dẫn viên địa phương và tăng công tác phí từ 20-30% cho hướng dẫn viên cơ hữu để đảm bảo chất lượng tour. Chúng tôi phải tránh thị trường đẫm máu”....

Xem thêm tại đây.

 

Các tin tức khác

>   Sửa đổi quy định về Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã (02/12/2016)

>   Không còn được “sử dụng chùa” tài nguyên biển tại Bà Rịa – Vũng Tàu (02/12/2016)

>   WEF: Việt Nam thăng hạng về môi trường thương mại toàn cầu (02/12/2016)

>   Rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng (02/12/2016)

>   Thôi việc lãnh đạo Vinachem "một đi không trở lại" (02/12/2016)

>   Đề xuất bắt buộc phải xử lý, tái chế tro, xỉ phát thải từ nhà máy nhiệt điện (02/12/2016)

>   Lập 5 Đoàn kiểm tra công tác phòng chống buôn lậu (02/12/2016)

>   Dự án 10 tỷ USD vào quy hoạch ngành thép đến 2025 (01/12/2016)

>   Euro Auto "lên tiếng" khi bị đề nghị khởi tố (01/12/2016)

>   Vá kẽ hở bán hàng đa cấp (01/12/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật