Thứ Hai, 26/12/2016 20:10

Chuyển động dòng tiền tuần 19-23/12:

Khi dòng tiền đầu cơ suy yếu

Tuần giao dịch qua (19-23/12), dòng tiền đã suy giảm đáng kể trên cả hai sàn, trong đó nhóm cổ phiếu đầu cơ bị rời bỏ đáng kể nhất.

Theo đó, khối lượng khớp lệnh trung bình phiên trên sàn HOSE chỉ đạt 88 triệu đơn vị/phiên giảm mạnh 33.58% so với tuần giao dịch trước; trong khi trên sàn HNX đạt 30.6 triệu cổ phiếu/phiên giảm 16.44%. Việc thanh khoản thị trường giảm mạnh ngoài lý do không có hoạt động của quỹ ETFs thì còn được cho là bởi thị trường bước vào giai đoạn nghỉ lễ. Các nhà đầu tư nước ngoài thu hẹp đáng kể quy mô giao dịch so với các tuần trước đó đã ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư trong nước.

Trên HOSE, xét trên nhóm cổ phiếu có khối lượng giao dịch bình quân trên 100,000 đơn vị thì chỉ có 29 mã tăng thanh khoản so với tuần trước trong khi có đến 66 mã giảm. Và sự tăng trưởng mạnh của thanh khoản trên HOSE chỉ có mỗi VNE đạt mức tăng trên 100%. Theo đó, khối lượng giao dịch bình quân VNE đạt hơn 578,000 đơn vị/phiên, tăng 210% so với tuần trước đó.

Dòng tiền tăng ở VNE nhiều khả năng là nhờ nhà đầu tư mạnh tay bắt đáy khi giá cổ phiếu trước đó rơi về vùng thấp nhất trong hơn 2 năm qua kể từ tháng 8/2014. Ngoài ra, VNE cũng hoàn thành thoái gần 48% vốn tại CTCP ĐT & XD Điện Mêca Vneco (VES).

Đáng chú ý là dòng tiền có xu hướng tập trung vào nhóm cổ phiếu cơ bản, chẳng hạn như BHS, CTI, TCH, NLG, REE, HPG, TCM, STG… Đây đều những cổ phiếu của doanh nghiệp mà kết quả kinh doanh trong quý 4 thường sẽ tích cực bởi yếu tố mùa vụ, do đó không loại trừ khả năng dòng tiền tìm đến các cổ phiếu này để đón đầu kết quả kinh doanh. Đó là chưa kể đa số nhóm cổ phiếu này tuần qua đã giảm giá và trở nên hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư.

Nếu như ở hai tuần giao dịch đầu tháng 12, dòng tiền tập trung khá mạnh vào nhóm đầu cơ thì xu hướng này dường như chấm dứt trong tuần qua. Thay vào đó là dấu hiệu tháo chạy đang gia tăng khi có phần lớn cổ phiếu thanh khoản sụt giảm đều rơi vào nhóm đầu cơ.

Thông thường một cổ phiếu đầu cơ giảm mạnh giá sẽ trở nên kích thích nhà đầu tư bắt đáy, tuy nhiên trong tuần qua thì bất chấp điều này, dòng tiền ở nhóm này vẫn suy yếu. Chẳng hạn DAH, thanh khoản giảm hơn 80%, chỉ còn 644,000 đơn vị/phiên và giá giảm gần 18%, tiếp đến là HAI (giá giảm hơn 2%) có khối lượng giao dịch bình quân giảm 75%, DLG (giá giảm hơn 5%) có khối lượng giao dịch bình quân giảm 66%, FLC giảm 59%...

Tuy nhiên, cũng phải nói thêm là không phải dòng tiền chỉ rời bỏ nhóm đầu cơ, nhiều cổ phiếu lớn vẫn chịu cảnh suy giảm tương tự như CII, KDC, PXS, NT2, CSM… nổi bật là CII với khối lượng giao dịch chỉ còn gần 385,000 cp/phiên, tương ứng giảm 67%. Tuần qua thì DC Developing Markets Strategies Public Limited Company thông báo đã mua bất thành 2.3 triệu cp CII trong thời gian từ 21/11 đến 20/12 do giá không phù hợp.

Trên HNX, chỉ có 3 mã có khối lượng giao dịch tăng trưởng trên 100% gồm ACB, PIV và VGS. Trong đó ACB và PIV có khối lượng giao dịch bình quân tăng hơn 300%, lần lượt đạt 453,000 cp và hơn 1.2 triệu cp/phiên.

Đối với PIV, cổ phiếu này bắt đầu hồi phục từ mức thấp nhất trong 1 tháng qua, từ 5,200 đồng/cp để lên mốc 11,000 đồng/cp, tương ứng tăng hơn 110%. Và trong tuần qua thì hai cổ đông nội bộ là Chủ tịch HĐQT Hoàng Thị Hoài đã thoái 9.3% vốn và Ủy viên HĐQT Nguyễn Thu Huyền đã thoái 4% vốn.

Sàn HNX cũng chứng kiến dòng tiền rút khỏi nhóm đầu cơ mạnh mẽ mà dẫn đầu là VIX. Theo đó, khối lượng giao dịch bình quân ở VIX tuần qua sụt giảm hơn 65%, chỉ còn 110,000 cp.

Top 20 mã có thanh khoản tăng/giảm cao nhất sàn HOSE

 

Top 20 mã có thanh khoản tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX

 

Tuần qua, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trên HOSE với hơn 90.4 tỷ đồng, tập trung mạnh nhất là ở VNM với 215.35 tỷ đồng (chủ yếu thông qua giao dịch thỏa thuận); tiếp theo là VIC với 81.9 tỷ đồng, HPG với 40.8 tỷ đồng, BID với 24.28 tỷ đồng… Về phía mua ròng là các mã như KDH với gần 118.1 tỷ đồng, tiếp theo là SAB với 86.4 tỷ đồng, PC1 với 22.9 tỷ đồng... Trên sàn HNX, giá trị bán ròng mạnh của khối ngoại tập trung chủ yếu ở VND với 14.7 tỷ đồng, PVS với 11.11 tỷ đồng và BCC với 2.4 tỷ đồng; ngược lại mua ròng chủ yếu ở CVT và BVS với chỉ 2.97 tỷ và 2.38 tỷ đồng./.

Các tin tức khác

>   Ai đã gom hơn 15% vốn CDO sau hơn chục phiên nằm sàn? (26/12/2016)

>   Novaland lên sàn với gần 60% vốn trong tay Chủ tịch Bùi Thành Nhơn (26/12/2016)

>   Dấu ấn chứng khoán Việt Nam 2016 (26/12/2016)

>   Nhìn lại quá trình CFR International SPA thâu tóm Domesco sau 5 năm nằm vùng (03/01/2017)

>   Đấu giá cổ phần Saigonbank: Thoát ế! (26/12/2016)

>   Nhịp đập Thị trường 26/12: Hai sàn đóng cửa trái chiều (26/12/2016)

>   26/12: Bản tin đầu tuần (26/12/2016)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 26-30.12.2016 (25/12/2016)

>   Tuần 26-30/12/2016: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (25/12/2016)

>   HTS: Thông báo chấm dứt tư cách thành viên giao dịch đối với HTS (23/12/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật