Thứ Năm, 22/12/2016 10:46

Doanh nghiệp nào hào phóng với cổ đông nhất năm 2016?

Năm 2016 là năm chứng kiến sự hào phóng bất ngờ mà doanh nghiệp dành cho cổ đông khi hàng loạt ông lớn công bố thực hiện chia cổ tức tiền mặt khủng, đồng thời cũng có nhiều đơn vị quy mô nhỏ thực hiện chia thưởng cp với tỷ lệ 100% để tăng vốn gấp đôi.

Điều chưa có tiền lệ

Đáng chú ý nhất có lẽ là CTCP Sữa Việt Nam – Vinamilk (HOSE: VNM) khi chi đến 7,238 tỷ đồng trong năm 2016 để thanh toán cổ tức tiền mặt cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 60%. Trong đó, 20% là cổ tức đợt 2/2015 thanh toán vào tháng 6/2016 và 40% là cổ tức đợt 1/2016 thanh toán vào cuối tháng 8/2016. Hơn nữa, trong năm 2016, VNM còn tiến hành chia thưởng tỷ lệ 20% cho cổ đông hiện hữu tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu.

VNM vốn là đơn vị có lịch sử trả cổ tức đều đặn, như năm 2015 chi 6,000 tỷ và 2014 chi 4,000 tỷ đồng để chia lại cho cổ đông. Có thể thấy, quy mô ngày càng lớn thì áp lực về cổ tức tiền mặt đối với VNM càng nhiều, để có thể duy trì mức chia thưởng trên 60% mỗi năm là việc không hề đơn giản, số tiền mà VNM phải chi ra cho thanh toán cổ tức trong năm 2016 là mức cao nhất từ trước đến nay và vượt đến 1,238 tỷ so với mức thực hiện năm 2015.

Không chỉ VNM mà một loạt doanh nghiệp do Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) nắm quyền chi phối cũng thực hiện chia thưởng cho cổ đông với tỷ lệ cao đột biến.

Ví như Pin ắc quy miền Nam (HOSE: PAC) do Vinachem sở hữu 51%, hằng năm thường chỉ trả cổ tức tỷ lệ 20 - 45% thì năm 2016 “chơi trội” khi vét cạn nguồn tiền từ thặng dư vốn và quỹ đầu tư phát triển tích lũy bao năm để thưởng 50% cp và nâng cổ tức tiền mặt năm 2015 từ 15% lên 25%. Cụ thể, đối với cổ tức tính cho năm tài chính 2015, ngoài khoản tiền mặt đã chia trong năm 2015 tỷ lệ 15% thì trong năm 2016 Công ty trả thêm cổ tức bằng tiền 10% và chia thưởng 50% vào tháng 6/2016, đến tháng 8/2016 thì thanh toán tiếp cổ tức tiền mặt 7% tính cho năm tài chính 2016.

Hay hai đơn vị săm lốp cùng do Vinachem chi phối với tỷ lệ khoảng 51%, CN Cao su miền Nam - Casumina (HOSE: CSM) chia cp thưởng 40%, trả cổ tức tiền mặt 20% và Cao su Đà Nẵng (HOSE: DRC) vừa thưởng cp vừa chi cổ tức tiền mặt cùng tỷ lệ 30% (cả hai đều tính cho đợt chia thưởng năm 2015) vào tháng 6/2016. Đồng thời đến tháng 11, CSM và DRC chia thêm cổ tức tiền mặt 2016 với tỷ lệ lần lượt 10% và 15%. Đây đều là các mức chia thưởng cao nhất chưa có tiền lệ của cả hai công ty.

Ngoài ra, mặc dù chưa thực hiện chia nhưng thông tin Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) lần đầu tiên trong lịch sử niêm yết công bố thực hiện chia thưởng cho cổ đông hiện hữu đã gây sốc nhất cho giới đầu tư. Tỷ lệ chia thưởng mà MSN đề ra là cực lớn với 50% cp thưởng và 30% bằng tiền mặt. Đây quả là món quà lớn cho nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu MSN bởi đã gần như nói không với cổ tức cho cổ đông nhiều năm nay.

Mới đây MSN công bố kết quả lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản thông qua việc thực hiện phương án chào bán riêng lẻ 12 triệu cp giá 95,000 đồng/cp cho đối tác chiến lược trước rồi sau đó chốt danh sách cổ đông tiến hành chia thưởng. Do vậy, lượng tiền mà MSN cần chuẩn bị để trả cổ tức tiền mặt sẽ vào khoảng 3,500 tỷ đồng và nguồn tiền chuyển từ thặng dư vốn sang vốn điều lệ sẽ là 3,794 tỷ đồng.

Hàng loạt khoản chia thưởng khủng

Bên cạnh đó, còn rất nhiều doanh nghiệp khác như Dịch vụ Hàng không sân bay Đà Nẵng (HNX: MAS), Suất ăn Hàng không Nội Bài (UPCoM: NCS), Đường Kon Tum (HNX: KTS), Xây dựng Coteccons (HOSE: CTD), Nhựa Bình Minh (HOSE: BMP), Nhựa – Bao bì Vinh (HNX: VBC) và Cảng Đình Vũ (HOSE: DVP) cũng rất hào phóng với những khoản cổ tức tiền mặt giao động từ 55% đến 120%.

Trong đó, đặc biệt là MAS thanh toán cổ tức hoàn toàn bằng tiền với tỷ lệ 120% ứng với 12,000 đồng/cp. Hay CTD ngoài khoản cổ tức tiền mặt 55%, ứng với 5,500 đồng/cp thanh toán vào tháng 5/2016 thì mới đây còn chia thưởng cp tỷ lệ 3:1. Việc chia thưởng này rất được chú ý bởi đi kèm với phương án chào bán cp riêng lẻ với giá lên đến 153,520 đồng/cp, ứng với khối lượng đã phân phối gần 11.5 triệu cp, qua đó CTD đã thu ròng 1,744 tỷ đồng.

Hay những doanh nghiệp có quy mô nhỏ như DXP, TC6, CZC, DCL cùng tiến hành thưởng cp tỷ lệ trên 100%, qua đó tăng vốn lên gấp đôi.

Nổi bật nhất là Cảng Đoạn Xá (HNX: DXP) vừa thưởng cổ phiếu tỷ lệ 150% vừa trả cổ tức 50% đã giúp đơn vị tăng vốn gấp 3 từ 78.8 tỷ lên 236.2 tỷ đồng từ quỹ đầu tư phát triển và lợi nhuận sau thuế giữ lại. Ngoài ra, Than cọc sáu – Vinacomin (HNX: TC6) dùng hết nguồn tiền từ quỹ đầu tư phát triển và vốn khác của chủ sở hữu để phát hành 19.4 triệu cp, ứng với giá trị 195 tỷ đồng tăng vốn điều lệ 150% lên 325 tỷ đồng. Đồng thời TC6 cũng thanh toán cổ tức năm 2015 tỷ lệ 6% bằng tiền mặt cho cổ đông hiện hữu.

Những khoản chia thưởng nổi bật trong năm 2016
Các tin tức khác

>   Trả cổ tức tỷ lệ 10%, SFI dự chi hơn 11 tỷ đồng (22/12/2016)

>   TRA: Tạm ứng cổ tức đợt 1/2016, tỷ lệ 20% (21/12/2016)

>   MSN: 04/01/2017 GDKHQ nhận cổ tức tiền mặt tỷ lệ 30% (22/12/2016)

>   DAD: 29/12 GDKHQ tạm ứng cổ tức năm 2016 bằng tiền, tỷ lệ 17% (21/12/2016)

>   SHB: Trả cổ tức 2015 bằng cổ phiếu tỷ lệ 7.5% (21/12/2016)

>   CTG dự chi hơn 2,600 tỷ trả cổ tức 2015 bằng tiền, tỷ lệ 7% (21/12/2016)

>   GLT: 05/01 GDKHQ nhận cổ tức đợt 1/2016 bằng tiền mặt, tỷ lệ 12% (20/12/2016)

>   SGC: 04/01 GDKHQ nhận cổ tức đợt 1/2016 tỷ lệ 20% và lấy ý kiến không hạn chế room ngoại (20/12/2016)

>   DHA: 04/01/2017 GDKHQ nhận cổ tức đợt 2/2016 bằng tiền, tỷ lệ 5% (20/12/2016)

>   GHC: 29/12 GDKHQ tạm ứng cổ tức đợt 2/2016 bằng tiền, tỷ lệ 22% (20/12/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật