Điểm lại các thương vụ mua bán thỏa thuận lớn nhất sàn chứng khoán 2016
Theo thống kê của Vietstock, trong năm 2016, có 25 mã chứng khoán có giao dịch thỏa thuận mà khối lượng chuyển nhượng chiếm trên 20% tổng số cổ phiếu lưu hành chỉ trong một phiên.
Dẫn đầu danh sách thỏa thuận trong năm nay là CTCP Vải sợi may mặc miền Bắc (HNX: TET) với 72% tổng số cổ phiếu lưu hành được trao tay, tương ứng hơn 4.1 triệu cp trong phiên giao dịch 19/12/2016. Trong đó, CTCP Xây dựng và Ứng dụng công nghệ Delta-V và Công ty TNHH Xây dựng dân dụng và Công nghiệp Delta đã mua tổng cộng gần 4 triệu cp TET, tương ứng 70% vốn.
Tiếp theo, trong tiến trình thâu tóm CTCP Nhựa Tân Phú (HOSE: TPP), CTCP Nhựa Đồng Nai (DNP) đã chi ra gần 118 tỷ đồng để mua thỏa thuận hơn 3.9 triệu cp TPP trong phiên giao dịch 30/03/2016, tương ứng 65% số cổ phiếu lưu hành. Được biết, từ năm 2012, DNP đã đề xuất việc đầu tư vào TPP nhưng HĐQT TPP chưa đồng thuận. Và phải cho đến thời điểm nhận thấy việc thay thế thiết bị máy móc hiện đại hơn là một vấn đề cấp bách thì TPP mới chấp thuận để DNP trở thành Công ty mẹ.
Ngoài ra, trong năm 2016 còn có 4 thương vụ mua bán thỏa thuận mà khối lượng chiếm trên 50% vốn nữa là HTP, VIS, CTB và CIG. Trong số này CTCP Thép Việt Ý (VIS) có giao dịch thỏa thuận hơn 26 triệu cp; chia thành 3 lệnh gồm 9.85 triệu cp, 8 triệu cp và gần 8.27 triệu cp cùng ngay tại mức giá trần (12,800 đồng/cp) trong phiên giao dịch 02/08. Đây là lượng cổ phiếu mà Tổng công ty Sông Đà đã thoái vốn cho 3 nhà đầu tư gồm CTCP Thương mại Thái Hưng (đã mua 9.85 triệu cp của VIS), cá nhân Lê Thành Thực (đã mua 8 triệu cp) và Nguyễn Ngọc Quyết (đã mua gần 8.27 triệu cp).
Một thương vụ cũng đáng chú ý nữa đến từ việc Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) bán toàn bộ hơn 11.7 triệu cp của CTCP Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (HOSE: KSB), chiếm tỷ lệ 50.05% vốn theo phương thức thỏa thuận. Theo đó, tại phiên giao dịch ngày 24/02, KSB có giao dịch thỏa thuận 3,818,000 cp với giá trị 143.17 tỷ đồng và ngày 26/02 là 7,893,052 cp (34% vốn) với giá trị 296 tỷ đồng. Mặc dù vậy, do chia nhỏ lệnh thỏa thuận nên sau đợt thoái vốn của SCIC thì không hề xuất hiện cổ đông lớn nào. Và mãi cho đến cuối tháng 3/2016, CTCP Đầu tư Căn Nhà Mơ Ước (HOSE: DRH) thông báo muốn đầu tư 10% vốn tại KSB, từ đó cũng mở ra kế hoạch thâu tóm KSB của DRH (theo dự kiến là sẽ hoàn thành ngay trong năm 2016).
Giao dịch thỏa thuận chiếm tỷ lệ từ 20% tổng cổ phiếu lưu hành trong năm 2016
Ngày 11/05/2015, CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (HOSE: TTF) có giao dịch thỏa thuận 41.5 triệu cp (chiếm 30% số lượng cp lưu hành) sau khi cũng thỏa thuận khủng 30.6 triệu cp trong phiên 09/05. Đối tượng mua chính là CTCP Đầu tư Xây dựng Tân Liên Phát - công ty con của Tập đoàn Vingroup (HOSE: VIC). Sau đợt giao dịch này, Tân Liên Phát đã sở hữu 49.9% vốn TTF. Những tưởng đây là bước đệm để VIC hoàn tất thâu tóm TTF (bởi ĐHĐCĐ thường niên 2016 đã chấp thuận VIC nâng sở hữu lên 69% vốn điều lệ) nhưng thương vụ này đã đổ vỡ vào phút chót khi Tân Liên Phát quyết định tạm ngưng chuyển đổi khoản nợ hơn 1,200 tỷ đồng thành cổ phiếu khi phát hiện ra một số sai lệnh nghiêm trọng tại TTF. Đến nay thì Tân Liên Phát đã bán thỏa thuận gần 29 triệu cp TTF, qua đó giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 29.9% vốn, tương ứng hơn 43.2 triệu cp TTF.
Cần nói thêm là giao dịch mua bán thỏa thuận TTF ngày 11/05/2016 cũng là thương vụ có giá trị lớn nhất trong năm 2016 với hơn 1,052 tỷ đồng. Tiếp theo đó là ROS với giá trị thỏa thuận 942 tỷ đồng diễn ra ngày 26/09/2019 khi 39.9 triệu cp được sang tay.
Bên cạnh đó, trong top 10 giao dịch thỏa thuận có giá trị lớn nhất còn có các ông lớn khác như VSH, GMD, STG, TAC, VCF…
Top 10 giao dịch thỏa thuận lớn nhất về giá trị trong năm 2016
|