Thứ Tư, 14/12/2016 20:05

7 sự kiện nào có thể cắt đứt đà tăng trên TTCK Mỹ?

Giới phân tích đã đưa ra hàng loạt sự kiện có thể nhanh chóng chấm dứt đà nhảy vọt trên thị trường chứng khoán (TTCK) Mỹ.

Sau đây, hãng tin CNBC nêu ra 7 sự kiện có khả năng khiến nhà đầu tư ngừng đầu tư vào Phố Wall:

1. Sự thất vọng về Donald Trump

Có lẽ, phép thử đầu tiên sẽ diễn ra vào tháng 1 tới, khi Donald Trump chính thức bước chân vào Nhà Trắng, và nhà đầu tư hy vọng ông sẽ giữ lời cam kết cắt giảm thuế, gia tăng chi tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng và giảm nhẹ quy định. Chính những kỳ vọng về các chính sách này đã kích cả các chỉ số vốn hóa nhỏ lẫn vốn hóa lớn lên mức cao kỷ lục trong vài tuần vừa qua.

Ron Temple, Trưởng Bộ phận Chứng khoán Mỹ tại Lazard Asset Management, cho biết: “Sẽ là hợp lý khi kỳ vọng nhà đầu tư sẽ ngừng đầu tư vào TTCK Mỹ vì dần dần mọi người sẽ nhận ra rằng chúng ta không biết bất kỳ chi tiết nào về kế hoạch thuế suất của Donald Trump”.

Được biết, Đảng Cộng hòa sẽ nắm quyền kiểm soát cả Hạ viện lẫn Thượng viện khi ông Trump chính thức bắt đầu nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ, qua đó làm dấy lên kỳ vọng rằng các đề xuất của ông sẽ không thay đổi.

2. Mất đà leo dốc

Theo các chuyên viên giao dịch, yếu tố giúp chứng khoán Mỹ tiếp tục leo dốc không ngừng nghỉ kể từ cuộc bầu cử Tổng thống là sự hỗ trợ từ xu hướng tích cực của một trong những tháng leo dốc mạnh nhất trong năm 2016 trên TTCK Mỹ. Thị trường lo ngại sẽ xuất hiện một sự kiện nào đó làm xoay chuyển tâm lý nhà đầu tư, đặc biệt là khi niềm tin của họ leo lên mức cao nhất trong nhiều tháng.

Lance Roberts, Trưởng Bộ phận Chiến lược đầu tư tại Clarity Financial, cho hay: “Niềm tin của nhà đầu tư thường chỉ tồn tại trong khoảng thời gian rất ngắn… Nếu một điều gì đó xảy ra trong vài tháng tới, chúng ta có thể nhận thấy niềm tin của nhà đầu tư sẽ nhanh chóng phai nhạt”.

Chỉ số đo lường niềm tin tiêu dùng của Đại học Michigan nhảy vọt lên mức cao nhất kể từ tháng 1/2015. Bên cạnh đó, chỉ số bất ngờ của nền kinh tế Mỹ của Citi cũng leo dốc kể từ cuối tháng 10.

Nguồn: Citi

Ông Temple chia sẻ: “Tôi thực sự tin rằng mục tiêu của Tổng thống vừa đắc cử Donald Trump là kích thích tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, phương pháp thương lượng thông qua Twitter dường như đối nghịch với kế hoạch này… Tôi cũng lo rằng việc điều hành thông qua Twitter sẽ ẩn chứa rất nhiều vấn đề”.

Kể từ cuộc bầu cử, ông Trump đã sử dụng Twitter để đả kích các công ty như Lockheed Martin và để thể hiện quan điểm cứng rắn về mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc.

3. Lợi nhuận doanh nghiệp ảm đạm

Được biết, các công ty bắt đầu công bố báo cáo lợi nhuận quý 4 vào giữa tháng 1/2017, qua đó đem lại cho thị trường một bức tranh thực tế hơn về nền kinh tế Mỹ.

Brett Reiner, đồng quản lý danh mục đầu tư tại Neuberger Berman Genesis Fund, cho hay: “Có lẽ, sẽ có một vài nhà đầu tư thất vọng về báo cáo lợi nhuận quý 4 sắp tới vì thấp hơn kỳ vọng”.

Tuy nhiên, lợi nhuận doanh nghiệp dường như sẽ đổi chiều. Được biết, trong quý 3/2016, S&P 500 đã ghi nhận 4 quý sụt giảm lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) liên tiếp. Tuy nhiên, EPS được dự báo tăng 4.28% trong quý 4, đồng thời xóa sạch đà sụt giảm lợi nhuận trong 3 quý trước, theo S&P Global Market Intelligence.

Tổ chức này kỳ vọng lợi nhuận doanh nghiệp sẽ tăng 11.87% trong năm 2017 và leo dốc 8.01% trong năm 2018.

Trong khi đó, nhìn chung, các chuyên gia kinh tế dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng dưới mức 3% trong 2 năm tiếp theo.

4. Lợi suất trái phiếu leo thang

Ở chiều ngược lại, tốc độ tăng trưởng nhanh hơn dự báo ở một số lĩnh vực có thể dẫn tới lạm phát và lợi suất tăng cao, qua đó tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán.

Một yếu tố chủ chốt đã góp phần vào đà tăng của chứng khoán Mỹ là tính hấp dẫn của chứng khoán so với trái phiếu Chính phủ, vốn có lợi suất rất thấp. Tuy nhiên, khi lợi suất leo dốc do kỳ vọng về tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như các đợt nâng lãi suất từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), thị trường chứng khoán có thế trở nên kém hấp dẫn hơn.

5. Đồng USD leo dốc

Sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chỉ số đồng USD nhảy vọt lên mức cao nhất trong hơn 1 thập kỷ, qua đó làm dấy lên mối lo lắng về các công ty Mỹ có bán sản phẩm ra nước ngoài.

Các công ty thường cho rằng nguyên nhân dẫn tới lợi nhuận doanh nghiệp ảm đạm trong vài quý vừa qua xuất phát từ đà tăng của đồng bạc xanh. Đồng USD mạnh cũng khiến các quốc gia thuộc thị trường mới nổi phải trả nợ nhiều hơn, vì các khoản nợ này được định danh bằng đồng USD.

6. Đà trượt dốc của giá dầu

Thị trường chứng khoán cũng có thể chịu áp lực từ đà sụt giảm của giá dầu.

Hôm thứ Hai, hợp đồng dầu WTI tương lai đã leo lên mức cao nhất kể từ tháng 7/2015 sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và một số nhà sản xuất dầu khác đã tiến tới thỏa thuận cắt giảm sản lượng đầu tiên kể từ năm 2001 nhằm xoa dịu tình trạng dư cung.

7. Căng thẳng trên toàn cầu

Gia tăng thêm bất ổn xung quanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và chính sách của Chính phủ Mỹ, các mối lo lắng toàn cầu có thể tác động nặng nề đến thị trường chứng khoán trong năm 2017./.

Các tin tức khác

>   Dow Jones phá kỷ lục mới và lên sát ngưỡng 20,000 (14/12/2016)

>   Các chuyên gia Phố Wall dự báo gì về TTCK Mỹ 2017? (13/12/2016)

>   Phố Wall trái chiều, Dow Jones tiếp tục phá kỷ lục mới (13/12/2016)

>   Tỷ phú Carl Icahn: Đà hồi phục thị trường chứng khoán mang tên “Donald Trump” đã đi quá xa (12/12/2016)

>   Dow Jones leo dốc 5 tuần không ngừng nghỉ (10/12/2016)

>   4 chỉ số Phố Wall đồng loạt phá kỷ lục (09/12/2016)

>   Chứng khoán toàn cầu có thêm 2 ngàn tỷ USD sau chiến thắng của Donald Trump (08/12/2016)

>   Dow Jones và S&P vọt hơn 1% lên kỷ lục mới (08/12/2016)

>   Dow Jones tiếp tục hành trình lập kỷ lục mới (07/12/2016)

>   Dow Jones lập kỷ lục mới sau dữ liệu kinh tế lạc quan (06/12/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật