Thứ Sáu, 25/11/2016 08:13

Tỷ giá tăng có tạo áp lực lên lãi suất?

Liệu sự biến động trên thị trường ngoại hối có ảnh hưởng lan tỏa đến mặt bằng lãi suất tiền đồng, nhất là khi thanh khoản của hệ thống đang giảm dần mức độ dư thừa về cuối năm?

Thị trường ngoại hối đã có những diễn biến đáng chú ý trong hai tuần gần đây, với tỷ giá trung tâm liên tiếp được điều chỉnh tăng. Một số ý kiến cho rằng mức độ điều chỉnh như trên còn chậm so với diễn biến tăng mạnh của đồng đô la Mỹ trên thị trường quốc tế.

Sức hấp dẫn của đô la Mỹ

Tỷ giá đô la Mỹ/tiền đồng đã tăng liên tiếp trong những ngày vừa qua theo diễn biến đi lên của đô la Mỹ trên thị trường quốc tế. Hiện chỉ số USD Index dùng để đo sức mạnh của đồng đô la Mỹ với các ngoại tệ khác đã vượt mốc 100, và đang xoay quanh vùng cao nhất kể từ năm 2002 trở lại đây. Tuy nhiên, mức tăng của đô la Mỹ trong nước vẫn khá khiêm tốn, đưa đến kỳ vọng tỷ giá có thể tiếp tục điều chỉnh lên cao hơn nữa. Điều này có thể kích thích tâm lý đầu tư lẫn đầu cơ đô la Mỹ.

Về cơ bản, hiện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có nhiều nguồn lực và lựa chọn hơn để can thiệp và ổn định tỷ giá khi cần thiết. Tuy nhiên việc kìm tỷ giá là không phù hợp trong xu thế các đồng tiền khác đều mất giá mạnh so với đô la Mỹ. Ngoài ra, với mức điều chỉnh khá thấp, chỉ ở mức 1% kể từ đầu năm đến nay, tiền đồng là một trong những đồng tiền ổn định nhất so với đô la Mỹ trên thị trường, do đó NHNN vẫn còn khá nhiều dư địa để điều hành tỷ giá.

Cần phải nhìn nhận rằng sự biến động của thị trường ngoại hối trong những ngày qua đã khiến một bộ phận nhà đầu tư/dân cư chuyển dòng tiền gửi bằng tiền đồng ở ngân hàng sang nắm giữ đô la Mỹ, như là một cách “đánh nhanh thắng nhanh” với kỳ vọng đô la Mỹ sẽ tiếp tục tăng mạnh trên thị trường thế giới, dẫn đến tỷ giá trong nước phải điều chỉnh theo sau. Sự điều chỉnh tỷ giá liên tục trong ngày của các ngân hàng thương mại (NHTM) trong những ngày qua đã phản ánh tình hình mua bán đô la Mỹ tại các ngân hàng khá sôi động.

Trong khi đó, chính các ngân hàng cũng đang duy trì trạng thái ngoại hối dương khá lớn, phần vì để hạn chế rủi ro tỷ giá và cũng không loại trừ muốn kiếm lời ở hoạt động kinh doanh ngoại hối trong thời điểm này. Các doanh nghiệp đã vay đô la Mỹ cũng lo ngại rủi ro nên có thể lựa chọn giải pháp tất toán sớm các khoản vay.

Hầu hết giới đầu tư và các chuyên gia đều tin rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất vào tháng 12 tới. Mức tăng thêm được dự báo là 0,25%, tương đương với lần điều chỉnh vào tháng 12-2015. Nhưng nếu mức tăng cao hơn hoặc lên đến 0,5% thì ắt hẳn điều này sẽ gây bất ngờ lớn đến thị trường và khi đó đô la Mỹ có thể vọt nhanh hơn nữa. Như vậy những áp lực lên thị trường ngoại hối có thể còn kéo dài ít nhất đến kỳ họp sắp tới của Fed vào vào cuối tháng 12.

http://www.thesaigontimes.vn/154197/Ty-gia-tang-co-tao-ap-luc-len-lai-suat.html

Các tin tức khác

>   Bộ Công Thương sẽ sáp nhập hàng loạt cục, vụ (23/11/2016)

>   Việt Nam sẽ trở thành mắt xích quan trọng trong mạng lưới APEC (21/11/2016)

>   TPHCM cam kết không tăng giá nhiều mặt hàng ngày Tết (21/11/2016)

>   Bộ Chính trị ban hành nghị quyết về quản lý nợ công (20/11/2016)

>   Formosa “kéo” tốc độ tăng trưởng kinh tế Quảng Bình còn 4,2% (18/11/2016)

>   Chính sách tiền tệ 2016: Nới lỏng để hỗ trợ tăng trưởng (18/11/2016)

>   Tăng lương tối thiểu vùng từ 1/1/2017 (17/11/2016)

>   Thủ tướng: Độc lập về kinh tế, không phụ thuộc vào một thị trường (17/11/2016)

>   TPHCM: GDP năm 2016 tăng 8.05% (17/11/2016)

>   Trước mắt áp dụng chính sách giảm nghèo theo tiêu chí thu nhập (16/11/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật