Thứ Tư, 23/11/2016 10:12

Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều sai phạm tại SCIC

Ngày 22/11/2016, Thanh tra Chính phủ đã có Thông báo về việc chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện nhiệm vụ đối với Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước​ (SCIC).

Cụ thể, nội dung thanh tra chủ yếu gồm: Việc tiếp nhận, chuyển giao quyền đại diện nhà nước của SCIC; việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp; việc đầu tư kinh doanh vốn; việc bán cổ phần tại một số doanh nghiệp; việc quản lý tài chính, mua sắm, đầu tư, xây dựng, cơ bản...

Theo đó, ngoài những ưu điểm trong quá trình hoạt động, Thanh tra Chính phủ cũng đã chỉ ra rõ những sai phạm của SCIC trong nội dung thanh tra.

Cụ thể, về việc tiếp nhận, chuyển giao quyền đại diện nhà nước, SCIC là doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo mô hình công ty TNHH Một thành viên 100% vốn Nhà nước được giao thực hiện việc tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các bộ, ngành, địa phương chuyển giao với số lượng lớn nhưng lại thực hiện một số nội dung công việc như một cấp quản lý nhà nước trong việc thẩm định, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các bộ, ngành, địa phương dẫn đến khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện, nhất là vị trí, vai trò trong quá trình làm việc với các bộ ngành, địa phương.

Việc rà soát, xây dựng danh mục các doanh nghiệp nhà nước đủ điều kiện bàn giao, doanh nghiệp nhà nước thuộc đối tượng bàn giao nhưng chưa đủ điều kiện bàn giao cũng như lộ trình tiếp nhận theo từng bộ, ngành, địa phương của SCIC còn chưa đầy đủ, thiếu chính xác.

Bên cạnh đó, Hội đồng thành viên SCIC không có văn bản phê duyệt kế hoạch tiếp nhận doanh nghiệp hàng năm. SCIC đã tiếp nhận Vietracimex mà không có quyết định của Thủ tướng, không thuộc đối tượng chuyển giao theo quy định của pháp luật; tổng hợp, báo cáo việc đại diện vốn tại Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Việt Nam trên cơ sở nhận chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu từ Vinashin là không đúng quy định; theo dõi, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền việc tiếp nhận CTCP Dịch vụ và Đầu tư phát triển Việt Ninh từ tỉnh Ninh Thuận, sau đó đã bàn giao trả lại địa phương năm 2009 trong khi thực tế SCIC chưa tiếp nhận doanh nghiệp này.

Từ giai đoạn 2008 -2013, SCIC chuyển giao lại quyền đại diện vốn nhà nước về bộ, địa phương quản lý tổng số 30 doanh nghiệp nhưng chỉ có CTCP hàng không Jetstar Pacific Airlines là có văn bản của Thủ tướng. Còn lại 29 doanh nghiệp, việc chuyển giao phải thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng là “trước mắt tạm thời chưa tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp làm nhiệm vụ công ích gắn với thực hiện chính sách xã hội, với ngân sách địa phương”. Tuy nhiên qua kiểm tra tài liệu do SCIC cung cấp thì việc phân biệt doanh nghiệp nói trên lại không rõ ràng.

Về thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp, biên bản và hồ sơ chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư về SCIC tại một số doanh nghiệp còn thiếu văn bản ủy quyền, số liệu chuyển giao không phải tại thời điểm gần nhất của doanh nghiệp, tài liệu pháp lý kèm theo không có báo cáo quyết toán quý gần nhất thời điểm chuyển giao, thiếu biên bản bàn giao vốn, tài sản của doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần…

Về việc cử người đại diện vốn SCIC tại các doanh nghiệp, SCIC đã ban hành Quy chế người đại diện vốn theo hướng mở rộng độ tuổi dẫn đến sự khác biệt trong quy định đối với người đại diện vốn nhà nước tại các doanh nghiệp trong việc cử người đại diện đã quá tuổi nghỉ hưu. Đến thời điểm 30/9/2015 vẫn còn có 21 người đại diện của SCIC quá tuổi nghỉ hưu.

Việc ủy quyền người đại diện chủ sở hữu vốn của SCIC tại doanh nghiệp còn chưa thực hiện đầy đủ, có trường hợp từ khi tiếp nhận đến thời điểm kiểm tra SCIC không có văn bản ủy quyền, có trường hợp tiếp nhận được một thời gian dài mới ban hành văn bản ủy quyền người đại diện, có trường hợp đại hội cổ đông nhiệm kỳ sau 1 năm SCIC mới ban hành văn bản ủy quyền người đại diện tại doanh nghiệp; Người đại diện vốn của SCIC tại doanh nghiệp 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ nhưng SCIC không xem xét để thực hiện việc chấm dứt ủy quyền.

Ngoài ra, về chỉ đạo người đại diện vốn của SCIC tại doanh nghiệp, SCIC cũng chưa thể hiện rõ hoạt động giám sát đối với doanh nghiệp, không có văn bản tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật hay xử lý trách nhiệm theo đúng trình tự và thủ tục đối với Công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển công nghiệp và vận tải.

Về trách nhiệm của người đại diện vốn SCIC tại doanh nghiệp, Thanh tra Chính Phủ chỉ rõ vẫn còn tình trạng người đại diện chưa thực hiện báo cáo đầy đủ, định kỳ theo quy định; phê duyệt đầu tư không báo cáo SCIC trước khi đưa ra xin ý kiến đại hội cổ đông.

Công tác quản lý tài chính tại một số công ty do người đại diện vốn SCIC tham gia quản lý điều hành để xảy ra nhiều sai phạm, khuyết điểm với tổng số tiền sai phạm lên tới hơn 183 tỷ đồng; xác định giá trị doanh nghiệp trước khi cổ phần nhưng không đúng giá trị khu đất và tài sản (Vinaconex)… Một số doanh nghiệp do SCIC tiếp nhận đã không tổ chức ĐHĐCĐ; không đăng ký là công ty đại chúng, để kiêm nhiệm chủ tịch với tổng giám đốc…

Đối với việc đầu tư kinh doanh vốn của SCIC, về cơ bản là có lợi nhuận, tuy nhiên một số khoản đầu tư chưa rõ ràng về hiệu quả, việc thêm vốn đầu tư vào một số doanh nghiệp chưa được thẩm định kỹ, trong đó có khoản đầu tư vào CTCP Giao thông Hà Nội không có trong kế hoạch đầu tư, không thực hiện các bước thẩm định…dù công ty này liên tục gặp khó khăn.

Khoản đầu tư tăng vốn điều lệ cho Vinaconex với giá trị đầu tư thêm của SCIC 1,602 tỷ đồng theo quyền mua của cổ đông hiện hữu thực chất chỉ để giúp Vinaconex tái cơ cấu về tài chính trả nợ trái phiếu đến hạn do khoản lỗ gần 2,000 tỷ tại dự án Xi măng Cẩm Phả.

Về việc bán vốn đầu tư của SCIC tại một số doanh nghiệp, SCIC đã loại trừ khoản lợi nhuận từ chuyển nhượng bất động sản năm 2011 ra khỏi kết quả kinh doanh trong 3 năm 2010 – 2012 tại CTCP Du lịch TP.HCM, tại CTCP Sứ Hải Dương. Ngoài ra tại CTCP Du lịch Tp.HCM, SCIC cũng không xác định giá trị doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất với thời điểm bán cổ phần. SCIC còn bán vốn đầu tư khi doanh nghiệp còn nợ quỹ hỗ trợ sản xuất và phát triển doanh nghiệp hoặc chưa có cam kết trả nợ quỹ.

Trong việc quản lý, sử dụng quỹ hỗ trợ, sắp xếp và phát triển doanh nghiệp, đến ngày 31/12/2014, vẫn còn có  tỉnh, thành phố chưa có báo cáo quyết toán và chuyển số tiền còn lại của quỹ hỗ trợ sản xuất và phát triển doanh nghiệp tại SCIC.

Cuối cùng, về công tác quản lý tài chính, mua sắm và đầu tư xây dựng cơ bản, tổng số tiền sai quy định trong công tác quản lý tài chính đã lên tới 1,000 tỷ đồng tại các đơn vị. Công tác đầu tư, mua sắm tài sản của SCIC cũng có nhiều sai phạm trong việc lập hồ sơ hoàn công, quyết toán, nghiệm thu, thanh quyết toán với số tiền gần 400 triệu đồng./.

* Tài liệu đính kèm: 3091.pdf

Các tin tức khác

>   Tập đoàn Nga lên tiếng về việc Việt Nam ngừng dự án điện hạt nhân (23/11/2016)

>   Năm 2017 sẽ không "ồn ào" về giá điện (23/11/2016)

>   Hà Nội: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 11 tăng 10.3% (23/11/2016)

>   Đổi mã vùng điện thoại cố định 59 tỉnh, thành phố (23/11/2016)

>   Công bố nguyên nhân dừng dự án điện hạt nhân (22/11/2016)

>   Thiết lập đồng bộ chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (22/11/2016)

>   Quy hoạch cảng biển Hòn La tiếp nhận 6,6 triệu tấn hàng/năm (22/11/2016)

>   Tiếp tục triệu hồi hơn 16 ngàn xe Mazda3 tại Việt Nam (22/11/2016)

>   Chấm dứt hoạt động Công ty đa cấp Tiến Thịnh Phát (22/11/2016)

>   Thêm điều kiện kinh doanh ôtô, không bỏ điều kiện xuất khẩu gạo (22/11/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật