Thứ Ba, 01/11/2016 10:03

PMI giảm xuống còn 51.7 trong tháng 10

Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng Purchasing Managers’Index (PMI) toàn phần lĩnh vực sản xuất của Việt Nam đã giảm từ 52.9 điểm của tháng trước xuống 51.7 điểm trong tháng 10. Điều này biểu thị mức cải thiện nhẹ trong điều kiện kinh doanh và là mức cải thiện yếu nhất kể từ tháng 3. Tuy nhiên, sức khỏe của lĩnh vực sản xuất đã tăng trong suốt 11 tháng qua.

Mặc dù, các điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất của Việt Nam tiếp tục cải thiện trong tháng 10 nhờ số lượng đơn đặt hàng mới tăng nhanh hơn và tồn kho hàng mua tăng kỷ lục. Tuy nhiên, tăng trưởng chững lại trong tháng. Trong khi đó, các công ty đã tăng giá cả đầu ra với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 6/2014.

Nhân tố chính dẫn đến sự cải thiện điều kiện kinh doanh kỳ gần nhất là số lượng đơn đặt hàng mới tại các công ty sản xuất tiếp tục tăng cùng với những báo cáo cho biết nhu cầu khách hàng tăng lên cả ở thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu. Hơn nữa, tốc độ tăng tổng số lượng đơn đặt hàng mới đã nhanh hơn và trở thành mức cao của thời kỳ 4 tháng.

Mặc dù số lượng đơn đặt hàng mới tăng, các công ty có sản lượng gần như là ổn định, từ đó kết thúc thời kỳ tăng trưởng kéo dài 10 tháng. Sản lượng giảm ở lĩnh vực sản xuất hàng hóa trung gian và hàng hóa đầu tư cơ bản, nhưng tăng ở lĩnh vực sản xuất hàng hóa tiêu dùng.

Sự kết hợp giữa mức tăng của số lượng đơn đặt hàng mới và mức giảm nhẹ của sản lượng dẫn đến tăng lượng công việc tồn đọng trong tháng 10. Đây là mức tăng đầu tiên trong thời kỳ bảy tháng. Các nhà sản xuất tiếp tục tăng lượng việc làm, từ đó kéo dài thời kỳ tạo việc làm thành 7 tháng. Tuy nhiên, mức tăng gần đây nhất là yếu hơn mức cao của năm năm rưỡi được ghi nhận trong tháng trước.

Các công ty tiếp tục muốn tăng hàng tồn kho trong tháng 10 với lượng tồn kho hàng mua tăng nhanh nhất trong lịch sử khảo sát. Mức tăng này được hỗ trợ bằng mức tăng mạnh và nhanh hơn của hoạt động mua hàng trong tháng. Tồn kho hàng thành phẩm cũng tăng và đây là lần tăng thứ hai liên tiếp.

Bình luận về dữ liệu khảo sát PMI ngành sản xuất Việt Nam, công ty thu thập kết quả khảo sát, nói: “Trong khi tăng trưởng sản lượng trong lĩnh vực sản xuất của Việt Nam đã chậm lại trong tháng 10, một số kết quả khác trong kỳ khảo sát PMI mới nhất vẫn hầu như là tích cực, từ đó cho thấy tình trạng chững lại của sản lượng có thể chỉ là tạm thời. Thứ nhất, số lượng đơn đặt hàng mới đã tăng thành mức cao của bốn tháng khi các công ty cho biết nhu cầu khách hàng đã được cải thiện. Ngoài ra, các công ty đã tăng hoạt động mua hàng làm tồn kho hàng mua tăng ở mức kỷ lục khi các công ty chuẩn bị sẵn sàng cho hoạt động sản xuất sắp tới. IHS Market dự báo GDP tăng 6.0% trong năm 2016"./.

Các tin tức khác

>   Giá gas sẽ tăng 19.000 đồng mỗi bình 12kg từ ngày 1/11 (01/11/2016)

>   Mở tuyến du lịch ra đảo Cồn Cỏ (31/10/2016)

>   Tăng cường quản lý bán hàng đa cấp (31/10/2016)

>   Khoảng 70% kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước được thực hiện mỗi năm (31/10/2016)

>   Đã có kết quả điều tra tránh thuế CBPG đối với gỗ dán Việt Nam (31/10/2016)

>   Hà Nội: 4/23 doanh nghiệp sản xuất phân bón ngừng hoạt động (31/10/2016)

>   Cần thành lập ngân hàng đất? (31/10/2016)

>   DCM tổ chức chuỗi hoạt động Chào mừng kỷ niệm 55 năm ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam cụm Tây Nam Bộ (31/10/2016)

>   Sẽ kiểm tra kinh doanh trên toàn thị trường TPHCM (31/10/2016)

>   TP.HCM: Thâm hụt thương mại 10 tháng đầu năm gần 4% (31/10/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật