Thứ Tư, 30/11/2016 21:36

OPEC và Trump? Ai sẽ giành chiến thắng?

Hãng tin CNNMoney cho hay Donald Trump đã đặt Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) vào tầm ngắm của mình.


Cuộc họp của OPEC tại Vienna vào ngày thứ Tư (giờ địa phương) có thể là một trong những cơ hội cuối cùng để tổ chức này thể hiện quyền lực trước khi Donald Trump chính thức bước vào Nhà Trắng.

Phil Flynn, Chuyên gia Phân tích cấp cao tại PRICE Futures Group, cho rằng: “Đây thực sự là cơ hội cuối của OPEC để thể hiện sức ảnh hưởng của mình lên thị trường toàn cầu. Việc kiểm soát giá sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều khi Donald Trump chính thức trở thành Tổng thống Mỹ”.

Rõ ràng, ông Trump muốn Mỹ trở thành quốc gia có quyền lực năng lượng lớn hơn trên thương trường quốc tế. Mỹ càng bơm nhiều dầu thì sức ảnh hưởng của OPEC đến giá dầu càng bị thu hẹp.

Trong tuần này, Ả-rập Xê-út, Iran và các thành viên khác của OPEC sẽ thảo luận về việc nâng giá dầu thông qua cắt giảm hoặc ít nhất là “đóng băng” sản lượng.

Ông Flynn dự báo: “Nếu đánh mất cơ hội này, họ sẽ không thể kiếm được một cơ hội nào như thế này trong vòng 1 thập kỷ tới”.

Ả-rập Xê-út muốn tiến tới thỏa thuận

Fawad Razaqzada, Chuyên gia Phân tích tại Forex.com, cho hay nếu OPEC không tiến tới thỏa thuận sản lượng tại cuộc họp ngày thứ Tư thì giá dầu có thể dễ dàng rơi xuống mốc 40 USD/thùng hoặc có khi còn thấp hơn. Còn trong trường hợp ngược lại, giá có khả năng sẽ tăng lên mức cao nhất trong năm 2016 tại 51.90 USD/thùng.

Ả-rập Xê-út (và đa số các nhà sản xuất năng lượng khác) đã bị tác động nặng nề khi giá dầu rơi xuống mức cực thấp. Trong năm 2015, Chính phủ Ả-rập Xê-út  đã bị thâm hụt ngân sách gần 100 tỷ USD, đến nỗi quốc gia này phải nâng giá gas nội địa thêm 50%.

Nhiều nhà đầu tư tin rằng Ả-rập Xê-út cố tình giữ giá dầu ở mức thấp để đẩy các nhà sản xuất dầu đá phiến ở Mỹ ra khỏi thị trường. Tuy nhiên, ngành năng lượng tại Mỹ vẫn hoạt động khá tốt. Theo kịch bản tốt nhất, Mỹ sẽ trở thành nhà sản xuất năng lượng độc lập vào năm 2020.

Donald Trump muốn thực hiện “cải cách năng lượng”

Trong lịch trình 100 ngày đầu nhậm chức, ông Trump cam kết dỡ bỏ các giới hạn về hoạt động sản xuất năng lượng. Nói cách khác ông muốn sản lượng năng lượng tại Mỹ phải tăng cao với tốc độ nhanh chóng.

Để tiến hành cuộc cải cách năng lượng, ông Trump dự định đẩy mạnh hoạt động khoan dầu và dỡ bỏ các lệnh giới hạn hoạt động sản xuất năng lượng, vốn được Tổng thống Barack Obama ban hành. Bên cạnh đó, ngay trên website của mình, ông còn hứa hẹn sẽ chấm dứt việc nhập khẩu năng lượng từ các quốc gia OPEC.

Cuộc chiến giữa OPEC và Donald Trump

Hiện thị phần của OPEC vẫ còn khá cao, đủ để cho thấy tổ chức này vẫn còn có khả năng hành động một cách dứt khoát.

Naeem Aslam, Chuyên gia phân tích thị trường hàng đầu tại Think Markets, cho rằng: “Kịch bản tốt nhất của chúng ta là OPEC sẽ tiến tới thỏa thuận. Tuy nhiên, quy mô cũng như các tác động của hợp đồng vẫn còn khá nhiều điểm nghi vấn”.

Nếu OPEC tiến tới thỏa thuận, câu hỏi lớn nhất sẽ là liệu Ả-rập Xê-út, Iran và các quốc gia còn lại có tuân theo thỏa thuận này hay không?

Ông Aslam cho rằng động thái của OPEC vào ngày thứ Tư có lẽ cũng không quan trọng đối với Donald Trump. Ả-rập Xê-út đã tuyên bố một cách công khai rằng ông Trump sẽ tác động tích cực đến kinh tế Mỹ. Điều này có nghĩa nhu cầu dầu sẽ tăng cao.

Theo một cách nào đó, ông Trump sẽ giành chiến thắng thực sự nếu OPEC đồng ý về thỏa thuận sản lượng, vì khi đó giá dầu sẽ leo dốc. Điều này sẽ khuyến khích các nhà sản xuất dầu đá phiến tại Mỹ khoan và bơm dầu nhiều hơn. Bên cạnh đó, còn có thể mang lại số việc làm đã bị mất trong lĩnh vực năng lượng kể từ khi giá dầu bắt đầu trượt dốc vào mùa thu năm 2014.

Tuy nhiên, ông Trump cũng sẽ được lợi nếu OPEC không tiến tới thỏa thuận vì giá gas sẽ được duy trì ở mức cực thấp, qua đó góp phần hỗ trợ kinh tế Mỹ đúng như lời tuyên thệ của ông Trump. Điều này sẽ tác động tích cực đến người tiêu dùng và các doanh nghiệp đồng thời sẽ giữ được lạm phát trong tầm kiểm soát. Các kế hoạch cắt giảm thuế suất, gia tăng chi tiêu cơ sở hạ tầng của Donald Trump có khả năng đẩy lạm phát lên cao./.

Các tin tức khác

>   7 điều cần biết về cuộc họp của OPEC (30/11/2016)

>   Dầu trượt dốc gần 4% trước thềm cuộc họp OPEC (30/11/2016)

>   Thông tin thay thế toàn bộ xăng A92 bằng E5 là chưa chính xác (29/11/2016)

>   Có thể thay thế xăng A92 bằng E5 vào giữa năm sau (29/11/2016)

>   Dầu đảo chiều sau 3 phiên trượt dốc liên tiếp (29/11/2016)

>   Giá gas tháng 11 nhích nhẹ (28/11/2016)

>   ​Bắt giữ tàu Thái Lan vận chuyển 2.100 tấn xăng không rõ nguồn gốc (27/11/2016)

>   Dầu giảm hơn 4% nhưng vẫn tăng nhẹ trong tuần (26/11/2016)

>   Dầu đi ngang chờ tin từ OPEC (25/11/2016)

>   Formosa tiếp tục nhập than, đẩy con số kim ngạch NK lên gần 670 ngàn tấn trong 2 năm (24/11/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật