Thứ Năm, 17/11/2016 11:02

Liệu thế giới có thể đương đầu với sự trỗi dậy mạnh mẽ của đồng USD?

Không còn nghi ngờ gì nữa, sự hồi sinh của đồng bạc xanh (USD) đang tác động nặng nề đến tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu cũng như thành quả của các thị trường tài chính. Trong giai đoạn từ tháng 6/2014 đến tháng 1/2016, đồng USD đã nhảy vọt 20%, qua đó khiến thị trường cổ phiếu toàn cầu chao đảo (trong đó các thị trường mới nổi bị tác động mạnh nhất), giá hàng hóa sụt giảm, đồng thời châm ngòi cho mối lo lắng về tình trạng giảm phát, Marketviews cho biết.

* USD chạm đỉnh 13 năm trước kỳ vọng Fed nâng lãi suất nhanh hơn

Sau khi USD chạm đỉnh vào cuối tháng 1/2016, mọi thứ đã bị đảo lộn. Tuy nhiên, khi đồng tiền này suy giảm, thị trường tài chính nói chung đã hoạt động tốt trở lại và các mối lo ngại về nền kinh tế đã dịu bớt phần nào. Mặc dù không phải tất cả đều xuất phất từ đồng USD, nhưng chúng ta cần phải nhìn nhận rằng đồng USD đang đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với thị trường tài chính cũng như nền kinh tế toàn cầu.

Vì vậy, thị trường đang ngày càng chú ý đến đà tăng của đồng USD. Biểu đồ 1 ở dưới đây thể hiện chỉ số đồng USD theo tỷ trọng thương mại (US Broad Trade Weighted Index). Chỉ trong hai tháng qua, chỉ số này đã leo dốc gần 3% và hiện dao động ở mức cao nhất trong gần 8 tháng. Mặc dù đà nhảy vọt gần đây của đồng bạc xanh có thể chỉ xảy ra trong ngắn hạn nhưng vẫn còn một số lý do để tin rằng đà tăng này sẽ kéo dài trong tương lai.

Biểu đồ 1 - Chỉ số đồng USD theo tỷ trọng thương mại

Nguồn: MarketViews

Đứng từ góc độ về sự khác biệt trong chính sách tiền tệ giữa các ngân hàng trung ương (NHTW), đồng USD có vẻ khá hấp dẫn. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục dẫn dắt kỳ vọng của thị trường theo hướng bình thường hóa chính sách một cách từ từ, trong khi cả Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) lẫn Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) vẫn còn ở trong tình trạng khẩn cấp và các NHTW khác tiếp tục thảo luận về việc nới lỏng chính sách tiền tệ. Mặc dù sự khác biệt trong chính sách tiền tệ giữa các quốc gia không phải là nhân tố duy nhất chi phối giá trị của các đồng tiền nhưng cũng rất quan trọng và cần phải được chú ý nhiều hơn.

Một diễn biến khác cũng đang trở thành tâm điểm của sự chú ý đó là tình trạng suy yếu kéo dài của đồng Nhân dân tệ (NDT). Biểu đồ 2 dưới đây biểu thị cặp tỷ giá USD/NDT. Trong đó, đồng USD ngày càng tăng với tốc độ chóng mặt trong vài tuần trở lại đây. Trong tháng 8/2015 và tháng 1/2016, chính đà tăng thần tốc của đồng USD đã dẫn tới sự sụt giảm nghiêm trọng cũng như mức độ biến động cao hơn đối với các tài sản có rủi ro cao trên toàn cầu.

Biểu đồ 2 – Tỷ giá USD/NDT

Nguồn: MarketViews

Để hiểu rõ chính sách tiền tệ của Trung Quốc không phải là chuyện đơn giản, chúng ta phải mường tượng được câu chuyện ẩn đằng sau bức màn, đó là diễn biến của dòng vốn bị rút khỏi Trung Quốc. Biểu đồ 3 dưới đây (với sự giúp đỡ của Goldman Sachs) đã cho thấy diễn biến của dòng vốn tại Trung Quốc. Theo biểu đồ này, mặc dù dòng vốn bắt đầu di tản khỏi Trung Quốc vào cuối năm 2014 nhưng sau đó lại nhảy vọt đáng kể vào mùa hè năm 2015, hoàn toàn trùng khớp với các lần phá giá đồng NDT và rồi sau đó giảm trở lại vào thời điểm chuyển năm. Rất có khả năng lượng vốn bị rút sẽ gia tăng trở lại, qua đó có thể tác động tiêu cực đến đồng NDT, đồng thời có thể là điềm báo giảm giá đối với các tài sản rủi ro trên toàn cầu.

Biểu đồ 3 – Dòng vốn của Trung Quốc

Nguồn: MarketViews

Tại thời điểm này, chắc chắn rằng đà tăng của đồng USD đã chững lại trong vài tháng gần đây khi Fed chủ động từ bỏ lời hứa nâng lãi suất 4 lần trong tháng 1/2016. Tuy nhiên, sự gia tăng của đồng bạc xanh trong vài tuần trở lại đây đã khiến thị trường cảm thấy có điều gì đó đang dần lớn mạnh. Vẫn có một loại tài sản không dịch chuyển đúng với kỳ vọng của chúng ta, đó là giá dầu. Biểu đồ 4 dưới đây cho thấy thành quả của đồng USD so với giá dầu WTI. Mối tương quan giữa hai tài sản này được thể hiện khá rõ ràng trong 3 năm qua, do đó trong tương lai, sự hồi sinh của đồng USD chắc chắn sẽ tác động đến giá dầu. Được biết, giá dầu và đồng USD thường dịch chuyển ngược hướng nhau, vì đồng bạc xanh mạnh sẽ làm cho dầu, hàng hóa neo theo đồng tiền này, trở nên đắt đỏ hơn đối với những người sử dụng những đồng tiền khác.

Biểu đồ 4 – Đồng USD so với giá dầu

Nguồn: MarketViews

Tuy nhiên, mối tương quan giữa đồng USD và giá dầu đã bị phá vỡ trong các tuần trở lại đây. Chính triển vọng về thỏa thuận sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã góp phần hỗ trợ giá dầu. Tuy nhiên, khi sản lượng từ các quốc gia thành viên OPEC tiếp tục leo dốc và dự trữ dầu toàn cầu vẫn quá cao so với mức bình quân, chúng tôi nghi ngờ rằng việc đóng băng sản lượng vẫn chưa đủ để xoa dịu tình trạng dư cung toàn cầu. Nếu nghi ngờ trên là đúng và giá dầu bắt đầu giảm dần về mốc 40 USD/thùng thì có thể điều này sẽ dẫn đến các hậu quả khôn lường đối với các tài sản toàn cầu cũng như nền kinh tế thế giới (sẽ có người thắng, kẻ thua nhưng tâm lý chung vẫn là giá dầu thấp sẽ dẫn đến tình trạng giảm phát).

Trong một kịch bản như thế, các thị trường mới nổi, đặc biệt là những thị trường phụ thuộc vào hàng hóa, có thể trở nên tồi tệ và dòng vốn nóng có khả năng sẽ chuyển sang việc chủ động bán các tài sản của thị trường mới nổi. Nhìn chung, các hàng hóa sẽ bị mất giá, qua đó có thể gia tăng áp lực lên các thị trường mới nổi. Nếu giá dầu lao dốc đủ mạnh thì lợi suất trái phiếu cũng có thể suy giảm bất chấp khả năng lạm phát tăng cao trong vài tháng tới.

Ngoài ra, vẫn còn một số các yếu tố vĩ mô quan trọng có thể ảnh hưởng đến thị trường, thế nhưng một vài trong số đó dường như không quan trọng lắm trong bối cảnh các ngân hàng trung ương vẫn còn hào phóng với các chính sách kích thích kinh tế bất thường. Điều thu hút sự chú ý của chúng tôi đó là đà nhảy vọt gần đây của đồng bạc xanh. Đúng vậy, các mối tương quan vẫn còn đó, nhưng chúng tôi tin rằng sự hồi sinh của đồng USD sẽ là khởi đầu cho một điều gì đó lớn hơn. Sự gia tăng vẫn diễn ra trong thời gian gần đây mặc dù không có chuyển biến đáng kể trong chính sách của các NHTW. Bên cạnh đó, điều này còn minh chứng cho sự thiếu hụt của đồng USD trong hệ thống toàn cầu.

Các nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách toàn cầu đã biết được tầm quan trọng của đồng USD trong vài quý gần đây. Nếu đồng USD tiếp tục tăng cao trong thời gian tới, thì điều này sẽ tác động tiêu cực đến cả thị trường tài chính lẫn nền kinh tế toàn cầu. Trong hàng loạt yếu tố quan trọng mà nhà đầu tư cần phải chú ý, đồng USD là nhân tố quan trọng nhất và có thể báo hiệu về hồi kết của một giai đoạn bình yên./.

Các tin tức khác

>   USD chạm đỉnh 13 năm trước kỳ vọng Fed nâng lãi suất nhanh hơn (17/11/2016)

>   Vàng sẩy chân khi USD chạm đỉnh 13 năm (17/11/2016)

>   Dầu rút lui khi nguồn cung tại Mỹ nhảy vọt (17/11/2016)

>   Trung Quốc có triển vọng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng trên 6,5% (16/11/2016)

>   Tại sao Donald Trump “ghét cay ghét đắng” NAFTA? (16/11/2016)

>   Dòng tiền tháo chạy khỏi các quỹ đầu cơ châu Á mạnh nhất trong 4 năm (16/11/2016)

>   Bộ trưởng Kinh tế Nga bị bắt vì nghi án nhận hối lộ (16/11/2016)

>   Vàng đảo chiều sau 6 phiên sụt giảm liên tiếp (16/11/2016)

>   Dầu vọt gần 6% lên cao nhất trong 2 tuần (16/11/2016)

>   Tỷ phú Soros: Bán tháo vàng, chuyển qua năng lượng và thị trường mới nổi (15/11/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật