Thứ Sáu, 25/11/2016 15:00

FCN: Chính thức thu phí BOT Phủ Lý

CTCP FECON (HOSE: FCN) cho biết BOT Phủ Lý – dự án BOT đầu tiên đơn vị làm chủ đầu tư chính thức đưa vào khai thác và thu phí kể từ 0h ngày 24/11/2016.

Cụ thể, 0h ngày 24/11/2016, dự án đầu tư xây dựng Quốc lộ 1 đoạn tránh thành phố Phủ Lý và tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 đoạn Km215+775 - Km235+885, tỉnh Hà Nam theo hợp đồng BOT (BOT Phủ Lý) chính thức tổ chức thu phí theo quyết định 3591/QĐ-BGTVT của Bộ GTVT. Theo đó, mức thu phí đường bộ tại Trạm thu phí Nam Cầu Giẽ được thực hiện theo quy định tại Thông tư 44/TT-BTC ngày 3/3/2016 của Bộ Tài chính.

Mức phí sử dụng đường bộ đối với xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn và các loại xe buýt vận tải khách công cộng qua trạm Nam Cầu Giẽ là 25,000 đồng/vé/lượt, 750,000 đồng/vé/tháng và 2,025,000 đồng/vé/quý; xe 12 - 30 ghế ngồi, xe tải có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn là 40,000 đồng/vé/lượt, 1.2 triệu đồng/vé/tháng và 3.24 triệu đồng/vé/quý…

Mức thu phí sử dụng đường bộ đối với các loại phương tiện qua Trạm thu phí Nam Cầu Giẽ thấp nhất so với các trạm thu phí BOT trên toàn tuyến Quốc lộ 1 hiện nay. Theo tính toán, giá vé của ba loại vé lượt, vé tháng và vé quý trạm Nam Cầu Giẽ giảm tới 30% so với giá vé các trạm BOT đang thu phí trên Quốc lộ 1.

Dự án BOT Phủ Lý có tổng chiều dài 43.4km, tổng mức đầu tư được phê duyệt ban đầu 2,046 tỷ đồng do liên danh Công ty Cổ phần FECON, Công ty Cổ phần Xây dựng COTECCONS và Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (CIENCO1) làm nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, FCN cũng có sự kiện quan trọng diễn ra cùng ngày là tại khách sạn JW Marriott Hà Nội, Hội nghị Quốc tế GEOTEC Hanoi 2016 – Địa kỹ thuật cho sự phát triển bền vững đã chính thức được diễn ra, với sự tham dự của ông Nguyễn Hồng Trường – Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải cùng hơn 600 đại biểu là các nhà khoa học đầu ngành về xây dựng trong và ngoài nước.

Diễn ra trong hai ngày 24-25/11, với quy mô và chất lượng được nâng tầm hơn so với hai kỳ hội nghị trước, GEOTEC HANOI 2016 tập trung vào 5 chủ đề chính bao gồm: 1/ Móng sâu; 2/ Hầm và công trình ngầm; 3/ Cải tạo nền đất yếu cho công trình hạ tầng; 4/ Địa kỹ thuật bờ biển, bờ sông & giải pháp địa kỹ thuật chống biến đổi khí hậu; 5/ Quan trắc, kiểm định và bảo trì.

Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường, các chủ đề được thảo luận tại Hội nghị năm nay có ý nghĩa đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam.

“Với trên 80 bài trình bày và 145 bài tham luận từ các nhà khoa học, các chuyên gia hàng đầu trên thế giới về khoa học địa kỹ thuật, nền móng, công trình ngầm, đến từ các nước phát triển có nền khoa học hùng mạnh, Hội nghị là cơ hội để chia sẻ những kiến thức cập nhật nhất về xây dựng bền vững, thiết lập những mối quan hệ hợp tác trong phát triển hạ tầng hướng tới thị trường Việt Nam”, ông Trường nhấn mạnh.

Bên lề Hội nghị là khu triển lãm với gần 50 gian trưng bày trong đó đa số là các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực thiết kế, sản xuất, thi công các dự án nền móng, công trình ngầm, hạ tầng giao thông, hạ tầng thủy lợi và hạ tầng công nghiệp…/.

Các tin tức khác

>   PNJ: Nghị quyết HĐQT số 1734/2016 ngày 23/11/2016 (25/11/2016)

>   FDC: Thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần 32 (25/11/2016)

>   S99: Nghị quyết HĐQT (25/11/2016)

>   TVN: Nghị quyết HĐQT v/v bán bớt phần vốn tại CTCP Trúc Thôn (25/11/2016)

>   VDSC: Nghị quyết HĐQT về việc thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp lần 4 năm 2016 (25/11/2016)

>   TGP: Ký hợp đồng kiểm toán (25/11/2016)

>   SGN: Nghị quyết HĐQT (25/11/2016)

>   SAS: Nghị quyết HĐQT (25/11/2016)

>   EMC: Ngày đăng ký cuối cùng tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường cuối năm 2016 lần 2 (25/11/2016)

>   VAT: Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (24/11/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật