Thứ Sáu, 18/11/2016 21:02

FAO dự báo sẽ thiếu hụt thủy sản đến năm 2025

Theo Báo cáo năm 2016 của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), dự báo đến năm 2021, sản lượng nuôi trồng thủy sản sẽ tăng vượt sản lượng khai thác. Giá thủy sản trong vài năm tới sẽ giảm vì kinh tế tăng trưởng chậm, tuy nhiên sẽ phục hồi vào 5 năm cuối của giai đoạn 2016 – 2025 vì dự đoán cầu sẽ vượt cung.

Cụ thể, nhu cầu tăng sẽ được bù đắp chủ yếu bằng tăng trưởng nguồn cung thủy sản nuôi trồng, dự kiến đạt 102 triệu tấn vào năm 2025, tăng 39% so với giai đoạn trước. Được biết, nuôi trồng thủy sản vẫn là một trong những lĩnh vực tăng trưởng nhanh nhất để sản xuất thức ăn chăn nuôi, mặc dù mức tăng trưởng hàng năm ước giảm từ 5.4% trong thập kỷ trước xuống 3% trong giai đoạn này.

Tăng trưởng chậm chủ yếu là do nguồn cung giảm và chất lượng nước không tốt; sự cạnh tranh sử dụng các khu vực sản xuất tối ưu; nguồn cung con giống và thức ăn đảm bảo chất lượng và số lượng; không đủ đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở các khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên để sản xuất thủy sản nuôi; khó khăn về vốn; và thách thức trong quản trị và khung pháp lý. Ngoài ra, nếu giảm nhẹ, nhưng giá bột cá, dầu cá và các thức ăn khác vẫn cao sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến sản xuất (vì chỉ có khoảng 30% các loài không cần thức ăn đặc). Các nước đang phát triển vẫn giữ vai trò quan trong trong nuôi trồng thủy sản, chiếm 95% tổng sản lượng. Ước tính những nước này chiếm 96% phần sản lượng tăng lên trong giai đoạn này.

Tuy nhiên, sản lượng nuôi trồng thủy sản có thể tiếp tục tăng ở các nước phát triển (tăng 26% trong thập kỷ tới) ở tất cả các lục địa, với mức độ tăng khác nhau ở từng khu vực, từng nước và từng loài. Các nước châu Á vẫn là những nước sản xuất chính, chiếm 89% tổng sản lượng trong năm 2025, riêng Trung Quốc chiếm 62% tổng sản lượng của thế giới. Sản lượng cũng tăng ở Mỹ Latinh, nhất là Brazil (dự kiến tăng 104%) do có chiến dịch đầu tư lớn cho ngành này. Sản lượng ở châu Phi dự kiến tăng 35% đạt 2.3 triệu tấn, một phần nhờ tăng công suất trong những năm gần đây, một phần nhờ nhu cầu trong nước tăng khi kinh tế tăng trưởng và nhờ chính sách khuyến khích nuôi trồng thủy sản ở trong nước.

Các loài nuôi nước ngọt như cá chép, cá da trơn (bao gồm cá tra) và cá rô phi sẽ chiếm phần lớn mức tăng sản lượng nuôi trồng, chiếm khoảng 60% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản vào năm 2025. Sản lượng các loài có giá trị cao hơn như tôm, cá hồi salmon và trout dự kiến tiếp tục tăng trong thập kỷ tới.

Tỷ trọng của thủy sản nuôi trồng trong tổng sản lượng thủy sản sẽ tăng từ 44% trong giai đoạn 2013 – 2015 đến 52% trong năm 2025 và sẽ vượt tỷ trọng của thủy sản khai thác từ năm 2021. Sản lượng thủy sản khai thác dự kiến tăng 1% đạt 94 triệu tấn vào năm 2025. Mức tăng nhẹ này có nhiều nguyên nhân như phụ thuộc vào tiến trình đạt mục tiêu SDH, bao gồm: phục hồi trữ lượng một số loài sau khi một số nước cải thiện cơ chế quản lý, một số nước không bị áp hạn ngạch sản lượng vẫn tăng khai thác; giá xăng dầu giảm, và tăng hiệu quả tận dụng sản lượng qua việc giảm lãng phí cá vụn, chất thải và thất thoát theo quy định và do tác động từ giá thủy sản tăng (trong đó có giá bột cá và dầu cá). Ở giai đoạn đầu của thập kỷ tới, sản lượng khai thác sẽ không tăng nhiều do ảnh hưởng của thời tiết El Nino đối với khu vực Nam Mỹ. Trong 10 năm tới, hiện tượng thời tiết này sẽ làm giảm 2% sản lượng khai thác của thế giới, tác động nhiều hơn đối với sản lượng cá cơm của Peru và Chile.

Đến năm 2025, tỷ lệ sản lượng thủy sản khai thác được để sản xuất bột cá sẽ khoảng 16%, thấp hơn 1% so với giai đoạn trước. Nguyên nhân do nhu cầu thủy sản làm thực phẩm tăng đối với những loài trước kia dùng làm bột cá, dầu cá; nguồn nguyên liệu khan hiếm hơn và ngày càng sử dụng nhiều phụ phẩm để sản xuất bột cá. Tỷ lệ sản lượng khai thác dùng sản xuất bột cá và dầu cá sẽ giảm nhẹ trong những năm đầu khi có hiện tượng thời tiết El Nino do sản lượng đánh bắt cá cơm giảm.

Tới năm 2025, sản lượng bột cá và dầu cá có thể đạt 5.1 triệu tấn và 1 triệu tấn. Sản lượng bột cá sẽ tăng 15% so với mức trung bình của những năm 2013 – 15, nhưng khoảng 96% mức tăng được sản xuất từ cá vụn, phụ phẩm từ cá chế biến. Vì ngày càng nhiều sản lượng cá để dành cho việc chế biến phile và các dạng chế biến khác nên tỷ lệ phụ phẩm như đầu, đuôi, xương và nội tạng sau chế biến sẽ tăng lên, được đưa vào để sản xuất bột cá và dầu cá. Bột cá sản xuất từ phụ phẩm chế biến cá sẽ chiếm 38% sản lượng bột cá thế giới trong năm 2025, so với 29% trong giai đoạn 2013 – 2015.

Cầu vượt cung, giá dự kiến sẽ tăng

Về giá thành, dự kiến tới năm 2025, giá sản xuất trung bình dự kiến tăng nhự so với giai đoạn 2013 – 2015 vì nhu cầu sẽ vượt cung. Tuy nhiên giá trung bình thủy sản tiêu thụ làm thực phẩm, giá dầu cá và bột cá sẽ giảm chút so với mức đỉnh 2014 nhưng vẫn khá cao.

Cụ thể, thủy sản khai thác vẫn bị hạn chế hạn ngạch, trong khi nhu cầu một số loài vẫn ổn định, do vậy dự kiến tới năm 2025, giá trung bình thủy sản khai thác (bao gồm cá làm bột cá, dầu cá) sẽ tăng mạnh hơn giá thủy sản nuôi (tăng 7% so với thủy sản nuôi là 2%) so với giai đoạn 2013 – 2015 và mức tăng trung bình hàng năm tương ứng là 1% và 0.8%. Tuy nhiên nhìn chung giá thủy sản khai thác vẫn thấp hơn thủy sản nuôi, có thể do tỷ lệ cá khai thác giá trị thấp cao hơn. Giá thủy sản nuôi tăng ít hơn một phần do giá thức giảm sau khi tăng kỷ lục vào những năm 2011 – 2012 và do hệ số chuyển đổi thức ăn cao hơn và năng suất cao hơn (dù vẫn thấp hơn so với những thập kỷ trước nữa). Giá thực tế thủy sản khai thác và thủy sản nuôi dự kiến đều giảm 13% và 17% trong giai đoạn này.

Giá bột cá đã tăng mạnh từ năm 2006 đến 2013 đạt tới 1.7 USD/tấn vào năm 2013. Sau đó, dù đã giảm nhẹ nhưng giá vẫn cao. Đến năm 2025, giá trung bình bột cá dự kiến giảm 14% về danh nghĩa và giá thực tế giảm 30%. Riêng những năm có hiện tương El Nino sản lượng khai thác ở Nam Mỹ giảm, chủ yếu là cá cơm, sẽ làm giảm sản lượng bột cá và dầu cá. Từ mức cao đỉnh điểm, giá dầu cá dự kiến giảm trong giai đoạn 2016 – 2025, nhưng vẫn cao hơn so với giá bột cá. Giá danh nghĩa trung bình dầu cá dự kiến giảm 3% và thực tế sẽ giảm 21%.

Giá tiêu thụ thủy sản cũng sẽ giảm trong giai đoạn tới, với mức giảm danh nghĩa 5% và giảm thực tế 25%. Các yếu tố chính tác động giảm là giá cạnh tranh của các sản phẩm thay thế, nhất là thịt gà, nhu cầu của các thị trường giảm do tăng trưởng kinh tế chậm, giá sản xuất và bán các sản phẩm nuôi giảm vì chi phí vận chuyển và thức ăn hạ.

Đồng thời, nhờ thuế nhập khẩu (NK) ở mức tối thiểu hoặc mức thấp ở những nước phát triển nên thương mại thủy sản quốc tế vẫn khá tự do và sự biến động giá có thể tác động từ thị trường này sang thị trường khác. Tuy nhiên, ở nhiều nước đang phát triển, thuế NK và giấy phép NK vẫn là vấn đề. Biến động giá trên thị trường quốc tế sẽ có hiệu ứng lan tỏa đối với cả các loài không giao dịch thương mại nhiều./.

Các tin tức khác

>   Hiệp định VPA/FLEGT: "Giấy thông hành" cho gỗ Việt Nam vào EU (18/11/2016)

>   Thu về hơn 1.7 tỷ đồng sau thanh tra Kho bạc Nhà nước (18/11/2016)

>   TPHCM: Tăng cường phối hợp kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu (18/11/2016)

>   Nhà máy lọc dầu Dung Quất dự kiến vượt mốc 6.9 triệu tấn sản phẩm trong năm 2016 (18/11/2016)

>   Việt Nam- Cu Ba ký kết thỏa thuận hợp tác đến năm 2021 (18/11/2016)

>   Giá phân bón hầu như không biến động (18/11/2016)

>   Năm 2016 VN nhập hơn 22 triệu tấn sắt thép Trung Quốc (22/01/2017)

>   “Đừng biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ dễ dàng cho các nước” (18/11/2016)

>   Hàn Quốc và “làn sóng” đầu tư thứ ba vào Việt Nam (18/11/2016)

>   Khởi tố vụ giả giấy tờ kiểm định sản phẩm thức ăn thủy sản (18/11/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật