Thứ Ba, 08/11/2016 13:15

Công ty chứng khoán đang sống bằng nghề gì?

Nếu HCM là công ty chứng khoán (CTCK) có lợi nhuận thuần từ nghiệp vụ môi giới cao nhất thì dù chẳng thu được đồng doanh thu môi giới nào nhưng CTS vẫn sống tốt nhờ lãi phải thu và cho vay.

Không phải công ty chứng khoán nào cũng tập trung cho nghiệp vụ môi giới, hiện nay mỗi công ty đang có một thế mạnh và nguồn sống riêng từ các nghiệp vụ khác nhau như tự doanh, tư vấn, cho vay…

PVTPL và nghiệp vụ môi giới: Nhiều bất ngờ!

Mảng nghiệp vụ đầu tiên giúp công ty chứng khoán kiếm được bội tiền trong quý qua được ghi nhận thông qua lãi lỗ các tài sản tài chính (PVTPL). Đứng đầu danh sách là SSI khi đơn vị thu về hơn 248 tỷ đồng lãi thuần từ hoạt động này. Ngoài ra, nghiệp vụ này cũng chính là một trong những mạch sống của VCSC trong quý qua. Dù chỉ thu về 134 triệu lợi nhuận từ hoạt động môi giới chứng khoán, nhưng bù lại VCSC lại kiếm được gần 123 tỷ đồng lãi từ PVTPL. Tuy nhiên, cũng có nhiều công ty phải ngậm trái đắng khi gánh lỗ trong mảng này. Điển hình là AGR đã ghi nhận lỗ thuần hơn 17 tỷ đồng và PNS bóp bụng với khoản lỗ hơn 15 tỷ đồng.

Mảng nghiệp vụ môi giới đem lại nhiều bất ngờ trong quý qua. Đứng đầu các CTCK về lợi nhuận thuần trong hoạt động này chính là HCM khi thu về hơn 43 tỷ đồng. Song song đó, dù là đơn vị thống lĩnh thị phần trên cả hai sàn trong quý 3 với 14.26% thị phần trên sàn HOSE và 10.8% thị phần trên sàn HNX nhưng SSI chỉ xếp thứ hai về lợi nhuận thuần từ hoạt động môi giới. Tuy vậy, con số lợi nhuận thuần nghiệp vụ môi giới của SSI cũng thuộc hạng ngất ngưỡng so với những em út khác trong ngành, đạt gần 32 tỷ đồng.

Một cái tên gây bất ngờ lớn trong thị trường chứng khoán khi HNX công bố thị phần môi giới quý 3/2016 chính là Chứng khoán Tân Việt (TVSI) khi bứt phá và góp mặt trong top 10 CTCK có thị phần môi giới cổ phiếu lớn nhất và đứng vị trí thứ 7 - chiếm 4.31% toàn thị trường. Nhờ có thị phần môi giới cao mà doanh thu hoạt động môi giới của công ty lên hơn 18 tỷ đồng, tuy nhiên chi phí môi giới của công ty cũng chiếm tỷ trọng lớn lên gần 15 tỷ đồng khiến lợi nhuận thuần trong mảng này chỉ có 3.4 tỷ đồng.

Ngược lại, dù chẳng thu được đồng doanh thu môi giới chứng khoán nào nhưng CTS lại phải bỏ ra gần 6 tỷ đồng cho chi phí môi giới khiến đơn vị lỗ thuần ở mảng nghiệp vụ tưởng chừng như có tính chất sống còn của một CTCK.

Bên cạnh đó, lãi từ hoạt động margin cũng chính là nguồn thu đáng kể đối với các công ty chứng khoán. Nhờ thị phần môi giới cao, SSI cũng thu về khoản tiền lớn từ lãi các khoản cho vay và phải thu, con số này ăn đứt lợi nhuận thuần từ nghiệp vụ môi giới, lên tới gần 114 tỷ đồng. Theo sát đó là HCM, VND, MBS và VCSC lần lượt là những cái tên có lãi từ hoạt động cho vay và phải thu khá cao so với các đơn vị khác trên sàn. Cụ thể, HCM thu về gần 93 tỷ đồng từ doanh thu lãi các khoản cho vay và phải thu, nhưng cũng phải bỏ ra hơn 15 tỷ đồng để chi trả lãi vay và các khoản lỗ từ hoạt động này khiến lợi nhuận thuần mảng nghiệp vụ này chỉ có gần 78 tỷ đồng. Trong khi đó, MBS và VCSC (BCTC công ty mẹ) cùng thu về gần 50 tỷ đồng lãi thuần từ nghiệp vụ cho vay.

Đáng chú ý, khi xét về nghiệp vụ lưu ký chứng khoán thì CTS lại là doanh nghiệp đứng đầu khi thu về 8.5 tỷ đồng tiền lãi thế nhưng chi phí lưu ký cũng dẫn đầu lên gần 5.8 tỷ đồng. Liệu có chăng CTS đang lưu ký cổ phiếu của ông lớn nào trong quý qua, cứ nộp phí lưu ký đầy đủ mà chẳng thèm giao dịch một cổ phiếu nào?

46/68 công ty chứng khoán báo lãi

Và dù có sống bằng nghề gì, thì quý qua cũng là một quý đem lại kết quả kinh doanh khả quan đối với phần lớn công ty chứng khoán trên sàn khi có đến 46/68 công ty có lãi trong kỳ và chỉ có 22 doanh nghiệp thua lỗ. Trong đó xuất hiện một số trường hợp có lợi nhuận tăng đột biến, điển hình là VDS với con số lợi nhuận sau thuế trong kỳ lên tới 22 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước chưa đến 3 tỷ đồng, tăng gấp gần 8 lần. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu từ lãi các tài sản tài chính và lãi từ các khoản cho vay và phải thu đều tăng mạnh gấp 2 hoặc 3 lần so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, doanh thu nghiệp vụ môi giới cũng tăng gấp 2 lần từ gần 9 tỷ đồng lên gần 17 tỷ đồng. 

20 CTCK có lãi ròng cao nhất quý 3/2016
(Đvt: Tỷ đồng, *: Công ty mẹ)

Về mảng xám trong kết quả kinh doanh quý 3, điển hình là chứng khoán Beta với khoản thua lỗ đột biến lên tới 14 tỷ đồng, lỗ gấp 3 lần cùng kỳ năm trước, chủ yếu là lỗ do đánh giá lại các tài sản tài chính FVTPL gần 12 tỷ đồng khi giá đóng cửa của các mã chứng khoán giảm điểm mạnh vào cuối phiên ngày 30/9. Bên cạnh đó, doanh thu hoạt động môi giới của công ty cũng sụt giảm nghiêm trọng chỉ bằng 10% so với cùng kỳ khi giảm từ 2.5 tỷ đồng xuống còn 253 triệu đồng./.

Các tin tức khác

>   TV4: Ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức bằng tiền mặt (07/11/2016)

>   PGS: Ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức bằng tiền mặt (07/11/2016)

>   GMC: Nghị quyết HĐQT về việc xử lý số cổ phần chưa phân phối hết và số cổ phiếu lẻ phát sinh của đợt phát hành cho CĐHH (07/11/2016)

>   E1VFVN30: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng ngày 06/11/2016 (07/11/2016)

>   VNG: Nghị quyết HĐQT về việc chốt danh sách cổ đông để xin ý kiến cổ đông bắng văn bản (07/11/2016)

>   SFI: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 29 (07/11/2016)

>   TAC: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 06 và thành lập văn phòng đại diện (07/11/2016)

>   LHG: Đầu tư và Phát triển Phú Việt đã mua 100,000 cp (08/11/2016)

>   KSB: 17/11 GDKHQ nhận tạm ứng cổ tức đợt 2/2016 bằng tiền tỷ lệ 10% (08/11/2016)

>   KSB: Nghị quyết HĐQT về ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền tạm ứng cổ tức đợt 2 năm 2016 (07/11/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật