Chứng khoán Tuần 31/10 - 04/11: Tháo hàng mạnh!
Áp lực tháo hàng diễn ra trên diện rộng và kéo các chỉ số thị trường lùi sâu trong tuần qua. Dù khối ngoại đã hoạt động tích cực hơn nhưng cũng không đủ để nâng đỡ thị trường. Điểm tiêu cực nhất đó là vùng hỗ trợ 670 điểm đã bị phá vỡ và thanh khoản thị trường đang sụt giảm mạnh trở lại.
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TUẦN 31/10 - 04/11/2016
Giao dịch: Các chỉ số thị trường lao dốc trong tuần qua. Cụ thể, VN-Index kết thúc tuần giảm 2.27% đứng tại 666.73 điểm; trong khi HNX-Index đóng cửa tuần giảm 3.09% đang dừng ở 80.47 điểm.
Thanh khoản thị trường trên hai sàn diễn biến trái chiều. Theo đó, khối lượng khớp lệnh trung bình phiên trên sàn HOSE đạt 107 triệu đơn vị/phiên tăng 11.38% so với tuần giao dịch trước; sàn HNX đạt hơn 33 triệu cổ phiếu/phiên giảm 8.63%.
Thị trường khởi đầu với khá nhiều sóng gió khi sắc đỏ đeo bám các chỉ số thị trường trong phiên đầu tuần. Áp lực bán lan tỏa trên diện rộng khiến các chỉ số thị trường giảm điểm mạnh. Trong đó, sự suy yếu của nhóm cổ phiếu trụ cột với GAS, BVH, VNM, VIC, VCB là tác nhân chính khiến VN-Index lùi sâu dưới mốc 680 điểm.
Sau phiên giảm mạnh đầu tuần, thị trường nhanh chóng lấy lại sắc xanh trong phiên giao dịch tiếp theo. Lực mua đẩy mạnh ở nhóm cổ phiếu Large Cap là động lực chính giúp VN-Index hồi phục trở lại. Nhóm cổ phiếu Mid Cap, Small Cap và Micro Cap cũng không là ngoại lệ khi nhiều cổ phiếu trong nhóm ghi nhận đà tăng mạnh như STG, TNT, TMT, TDW, HAS…
Dù các chỉ số thị trường hồi phục nhưng tín hiệu quan trọng nhất là khối lượng lại không cải thiện mà tiếp tục sụt giảm đặc biệt là giao dịch ở nhóm cổ phiếu Bluechip. Do đó, không quá khó hiểu khi tâm lý e ngại tiếp tục dâng cao ở giới đầu tư và thúc đẩy hoạt động tháo hàng diễn ra trong các phiên tiếp theo. Large Cap và Bluechip là tác nhân chính khiến các chỉ số thị trường lùi sâu. Hoạt động tháo hàng xuất hiện ngay cả ở những cổ phiếu Bluechip nổi bật trong thời gian gần đây như ROS, FLC, KBC… khiến VN-Index chính thức xuyên thủng vùng hỗ trợ 670 điểm. Áp lực tháo hàng trên diện rộng theo đó cũng kích hoạt lực cầu bắt đáy hoạt động và giúp thanh khoản thị trường gia tăng trong các phiên giữa tuần. Tuy vậy, lực mua dù chuyển biến tích cực hơn cũng không thể giúp các chỉ số thị trường đảo chiều hồi phục.
Phiên cuối tuần, áp lực xả hàng có phần co lại giúp nhiều cổ phiếu Large Cap hồi phục trở lại. Tuy vậy, với tâm lý lo ngại leo thang thì sự hồi phục của nhóm Large Cap là không đủ để kéo sắc xanh trở lại. Thanh khoản thị trường theo đó cũng giảm mạnh trong phiên này.
Nhà đầu tư nước ngoài: mua ròng gần 112.3 tỷ đồng trên cả hai sàn. Trong đó, họ mua ròng trên HOSE với 137 tỷ đồng và bán ròng trên HNX với 24.7 tỷ đồng. Lực mua của họ vẫn tập trung chủ yếu ở nhóm Bluechip và trụ cột.
Trên HOSE, lực mua ròng tập trung mạnh nhất là ở HPG với 121.1 tỷ đồng; tiếp theo là KDH với 59.3 tỷ đồng, CII với 45 tỷ đồng, VCB với 34.9 tỷ đồng… Về phía bán ròng là các mã như MSN với gần 44.02 tỷ đồng, tiếp theo là DXG với 40.5 tỷ đồng, FLC với 33.7 tỷ đồng...
Trên sàn HNX, giá trị bán ròng mạnh của khối ngoại tập trung chủ yếu ở VKC với 13.15 tỷ đồng, PVS với 8.4 tỷ đồng và VNR với 7 tỷ đồng; ngược lại mua ròng chủ yếu ở VCS và BVS với 7.15 tỷ và 3.87 tỷ đồng.
Cổ phiếu đáng chú ý: Các cổ phiếu tăng giá mạnh đáng chú ý trên sàn HOSE là SZL tăng 16.49%, và trên HNX là G20 với 20%.
SZL tăng 16.49%. SZL tăng mạnh trong tuần qua sau khi đón nhận thông tin tích cực liên quan đến hoạt động kinh doanh. Theo đó, doanh thu hợp nhất 9 tháng đầu năm 2016 đạt 211.2 tỷ đồng, tăng trưởng 50%. Bên cạnh đó, lợi nhuận sau thuế cũng ghi nhận con số ấn tượng với 79.68 tỷ đồng, tăng trưởng 109.6% so với cùng kỳ.
G20 tăng 20%. G20 tăng mạnh trong tuần qua sau khi đón nhận thông tin tích cực liên quan đến hoạt động kinh doanh. Theo đó, doanh thu hợp nhất 9 tháng đầu năm 2016 đạt 254 tỷ đồng, tăng trưởng 17.44%. Bên cạnh đó, lợi nhuận sau thuế cũng ghi nhận con số ấn tượng với 10.6 tỷ đồng, tăng trưởng 14% so với cùng kỳ.
Cổ phiếu giảm điểm mạnh đáng chú ý trên HOSE là VHG với 16.08%, TCH với 21.52%, DAH với 19.66% và trên HNX là HKB với 28%.
VHG giảm 16.08%. VHG giảm mạnh trong tuần qua sau khi đón nhận thông tin không mấy tích cực liên quan đến hoạt động kinh doanh chính.Theo đó, tuy doanh thu 9 tháng đầu năm 2016 tăng trưởng hơn 128% nhưng lợi nhuận sau thuế lại ghi nhận khoản lỗ lên đến hơn 10.6 tỷ đồng.
TCH giảm 21.52%. TCH giảm mạnh trong tuần qua khi không đón nhận thêm thông tin mới liên quan đến hoạt động kinh doanh chính. Nhiều khả năng dòng tiền đầu cơ đã đẩy mạnh chốt lời ở cổ phiếu này sau khi cổ phiếu này đã liên tục tăng giá trong tuần trước.
DAH giảm 19.66% và HKB giảm 28%. DAH và HKB tiếp tục lao dốc trong tuần qua sau khi không đón nhận thêm thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh chính. Giới đầu tư vẫn đang đẩy mạnh tháo hàng ở hai cổ phiếu này sau khi hai cổ phiếu này đã liên tục giảm mạnh trong thời gian qua.
II. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TUẦN QUA
|