Thứ Tư, 09/11/2016 18:25

Các thị trường toàn cầu phản ứng thế nào khi Donald Trump thành Tổng thống?

Thị trường toàn cầu bị rơi vào hỗn loạn khi Donald Trump thắng cử, khiến các trader bị sốc nặng khi trước đó những cuộc thăm dò đều cho rằng Hillary Clinton sẽ chiến thắng.

Các hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 Index đã giảm tới mức tối đa 5%, khiến nhà điều hành phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn đà giảm. Các hợp đồng cổ phiếu châu Âu cũng giảm hơn 4%. Cất cánh cùng với các tài sản an toàn khác như đồng Yên Nhật và trái phiếu Chính phủ, vàng đã ghi nhận bước tăng mạnh nhất kể từ sau sự kiện Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit. Đồng peso của Mexico thì lại chứng kiến phiên sụt giảm mạnh nhất kể từ năm 2008 vì có lo ngại rằng các chính sách giao thương của Mỹ sẽ mang tính bảo hộ hơn dưới thời của ông Trump.

Chiến thắng của ông Trump được giới phân tích mô tả là có thể  gây hại cho các thị trường vốn phụ thuộc vào sự liên tục của các chính sách. Brexit là cú sốc chính trị lớn gần đây nhất và đã khiến thước đo cổ phiếu Mỹ, S&P 500, bị mất 5.3% chỉ trong 2 ngày.

“Nếu ông Trump thắng thì thương mại có thể bị thiệt hại. Các trader đang tỏ ra lo ngại, thể hiện qua việc đồng USD bị mất giá, và là tin xấu cho các công ty châu Âu”, James Butterfill, Trưởng Bộ phận Chiến lược Đầu tư và Nghiên cứu của ETF Securities, cho biết.

Và đây là một số diễn tiến quan trọng trên các thị trường tài chính toàn cầu:

·       Các hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 Index giảm 5%

·       Các hợp đồng tương lai chỉ số Euro Stoxx 50 giảm 4.3%

·       Chỉ số MSCI Asia Pacific Index giảm 2.6%

·       Đồng peso của Mexico mất 12%, chỉ còn 20 peso = 1 USD lần đầu tiên trong lịch sử

·       Đồng yên Nhật tăng so với các đồng tiền chính khác

·       Euro, franc Thụy Sĩ tăng ít nhất 1.2% so với đồng USD

·       Vàng tăng 3.3%, mức tăng mạnh nhất kể từ Brexit

·       Dầu thô giảm 1.4%

·       Trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Bộ Tài chính Mỹ giảm 3 điểm cơ bản, xuống còn 1.82%

Cổ phiếu

Các hợp đồng tương lai S&P 500 đã giảm 5%, mức tối đa theo quy định của sàn Chicago Mercantile Exchange, sau đó chỉ còn giảm 3.4%. Lần gần đây nhất mà sàn này phải áp dụng các lệnh hạn chế và ấn định giá sàn cho các hợp đồng trong khoảng thời gian còn lại của phiên giao dịch là sau sự kiện Brexit.

Các hợp đồng tương lai ở các chỉ số chứng khoán ở Anh, Đức và Pháp đã giảm ít nhất 2.7%. Các chỉ số chứng khoán chính ở Ấn Độ, Nhật Bản và New Zealand đã có mức giảm mạnh nhất trong khu vực châu Á.

Tiền tệ

Đồng peso của Mexico đã giảm xuống mức kỷ lục, chỉ còn 20.7818/1 USD và là đồng tiền bị mất giá nhiều nhất trên toàn thế giới. Những đồng tiền cho lợi suất cao hơn khác cũng giảm, như đồng rand của Nam Phi giảm 2.7%, đồng won của Hàn Quốc giảm 1.3% và đồng ruble của Nga mất 0.2%.

Các đồng tiền được xem là phương tiện trú ẩn an toàn thì lại mạnh lên, điển hình là đồng Yên Nhật đã có thêm 2.4%.

Trái phiếu

Trái phiếu của Bộ Tài chính Mỹ đã tăng giá khi các trader nhận thấy khả năng nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong tháng 12 tới chỉ còn chưa tới 50%. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm đã giảm 14 điểm cơ bản.

Trái phiếu của Đức cũng tăng, với lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm xuống còn 0.11%, trong khi trái phiếu của Ý lại giảm. Chi phí bảo hiểm các trái phiếu doanh nghiệp ở châu Âu tăng vọt. Theo giá cả từ Nomura Holdings Inc. và nhà cung cấp dữ liệu CMA, thước đo rủi ro tín dụng ở châu Á đã tăng lên mức cao nhất trong 2 tháng.

Hàng hóa

Vàng đã tăng 4.8% lên 1,337.38 USD/oz, khiến cổ phiếu của các công ty khai thác vàng tăng vọt, trong đó cổ phiếu của Newcrest Mining Ltd., nhà sản xuất vàng lớn nhất của Úc, tăng tới 9.8%.

Dầu thô giảm mạnh 4.3% xuống còn 43.07 USD/thùng ở New York khi giới đầu tư tránh xa các tài sản rủi ro hơn. 5 trong 6 kim loại công nghiệp chính đã giảm giá trên Sàn Giao dịch Kim loại London (LME), sau khi LMEX Index kết thúc phiên vừa qua ở mức giá cao nhất trong vòng 1 năm, vì có sự lạc quan về triển vọng nhu cầu ở Trung Quốc. Nhôm và chì là 2 kim loại có sự thể hiện tệ nhất, khi giảm 0.8%.

Các hợp đồng tương lai cho lúa mì, bắp và đậu nành trên sàn Chicago Board of Trade đã giảm hơn 1%. Mỹ là nhà xuất khẩu bắp và đậu nành lớn nhất thế giới và chuyên gia phân tích Mike McGlone của Bloomberg cho rằng việc ông Trump thắng cử sẽ tạo ra áp lực cho các mặt hàng nông nghiệp vì ông ta thường tỏ thái độ chống giao thương./.

Các tin tức khác

>   Dow Futures chỉ còn giảm hơn 200 điểm (09/11/2016)

>   Bên lề bầu cử Tổng thống Mỹ: Người thắng lớn nhất là... Twitter (09/11/2016)

>   Phố Wall tăng liền 2 phiên trước khả năng chiến thắng của Hillary Clinton (09/11/2016)

>   Chứng khoán Mỹ mở cửa trong tâm lý thận trọng tại ngày bầu cử (08/11/2016)

>   Thị trường chứng khoán hoạt động ra sao trong và sau ngày bầu cử Tổng thống Mỹ? (08/11/2016)

>   Nhóm cổ phiếu ngành nào sẽ "lãnh đạn" trước kết quả bầu Tổng thống Mỹ? (08/11/2016)

>   Phố Wall bay cao trước khả năng thắng cử của Hillary Clinton (08/11/2016)

>   Dow Futures vọt hơn 200 điểm sau khi FBI "giải oan" cho bà Clinton (07/11/2016)

>   NĐT đổ xô vào kênh trú ẩn an toàn trước khả năng chiến thắng của Donald Trump (06/11/2016)

>   Samsung thu hồi 2,8 triệu máy giặt vì lo người dùng bị thương (05/11/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật