Thứ Hai, 07/11/2016 10:14

Bản chất pháp lý và thuế suất nào cho công nghệ Uber?

Đạt được mục tiêu “Dễ cho dân”, đến lượt Chính phủ phải giải quyết “Bài toán khó” trong mô hình quản lý: làm sao để tránh thất thu thuế; làm sao để bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh: bình đẳng giữa taxi truyền thống và xe hợp đồng điện tử, bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ qua biên giới?

Với Uber, Bộ Tài chính coi đó là dịch vụ phần mềm kết nối, một bộ phận cấu thành của dịch vụ vận tải, chứ không phải là “dịch vụ khoa học công nghệ”, mặc dầu không có gì khác biệt so với Grab. Ảnh: TL

Chính phủ Việt Nam đã thành công trong thúc đẩy ứng dụng công nghệ kết nối giữa khách hàng và nhà cung cấp; đã tạo ra sự thuận tiện cho người dân, phong phú đa dạng trong thị trường vận tải hành khách. Mặc dù Chính phủ Việt Nam chỉ mới cho phép Công ty TNHH GrabTaxi (Đề án GrabCar), Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Đề án V-Car) và Công ty cổ phần Vận tải 57 Hà Nội (Đề án THANH CONG CAR) thí điểm, mô hình kinh doanh này đã có sức hút mạnh mẽ đối với người tiêu dùng trẻ ở các đô thị lớn bởi các ưu điểm vượt trội của nó so với taxi truyền thống. Nhưng...

Ngã tư đường

Uber là công nghệ hoàn toàn mới, không sử dụng tổng đài, bộ đàm để kết nối đã đành nhưng cũng không sử dụng trang web như thương mại điện tử truyền thống hay mô hình đi xe chung truyền thống, mà nó là một phần mềm chạy trên điện thoại thông minh; nó có khả năng kết hợp các chức năng của phần mềm truyền thống như phần mềm bản đồ định vị, phần mềm hội thoại, hay phần mềm thương mại điện tử truyền thống, phần mềm thanh toán... vào trong một phần mềm duy nhất.

Trước công nghệ hoàn toàn mới này, các khuôn khổ pháp lý cũ trở nên chật hẹp, và các cơ quan quản lý nhà nước trở nên lúng túng. Đầu tiên là tranh luận GrabTaxi có phải là hoạt động kinh doanh taxi hay không, khiến cho Grab phải thay đổi nhận diện thương hiệu từ GrabTaxi sang Grab để tránh hiểu lầm về bản chất hoạt động kinh doanh. Tiếp theo là tranh luận về cách thu thuế. Grab đã giải tỏa băn khoăn này bằng cách tự nguyện thành lập công ty đăng ký kinh doanh tại Việt Nam, mở tài khoản tại Việt Nam để cho cơ quan thuế Việt Nam thuận tiện việc giám sát. Nối tiếp là tranh luận về thuế suất.

Quan điểm 1: Dịch vụ khoa học công nghệ

Bởi tính chất hoàn toàn mới mẻ, đậm tính chất khoa học công nghệ, nên trong Đề án Chính phủ cho phép Grab thí điểm, các cơ quan quản lý thuế ở TPHCM đã coi Grab là mô hình cung cấp dịch vụ khoa học công nghệ và chịu mức thuế giá trị gia tăng (GTGT) là 5%....

http://www.thesaigontimes.vn/153400/Ban-chat-phap-ly-va-thue-suat-nao-cho-cong-nghe-Uber.html

Các tin tức khác

>   Cảnh báo ‘mượn’ chữ ký số để trốn thuế (07/11/2016)

>   Thanh tra Chính phủ kiến nghị truy thu thuế Sabeco gần 2.500 tỷ (06/11/2016)

>   VIN: Bị truy thu thuế và phạt tiền hơn 37 triệu đồng (08/11/2016)

>   Thu 2 triệu đồng lệ phí cho mỗi lần cấp phép quy hoạch (04/11/2016)

>   Đánh thuế người có nhiều nhà thế nào? (04/11/2016)

>   Cục Thuế TP.HCM bêu tên 35 doanh nghiệp nợ thuế (02/11/2016)

>   Bội chi ngân sách 10 tháng đầu năm lên tới 160 ngàn tỷ đồng (02/11/2016)

>   Bộ trưởng Tài chính giải thích về tỉ lệ điều tiết cho TPHCM (02/11/2016)

>   "Không thể dùng lợi nhuận của PVN bù cho Nghi Sơn" (02/11/2016)

>   “Năm 2017 chưa đánh thuế nhà thứ hai trở đi” (01/11/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật