Thứ Tư, 02/11/2016 11:36

ACV sẽ lại "đốt nóng" thị trường khi lên UPCoM?

Mới đây, Tổng CTCP Cảng Hàng Không Việt Nam (ACV) đã được chấp thuận đăng ký giao dịch gần 2.2 tỷ cp trên UPCoM, điều này hứa hẹn sẽ tiếp tục "đốt nóng" thị trường chứng khoán, ngay khi dư âm từ đợt lên sàn của Habeco vẫn chưa nguội.

Vào giữa tháng 9/2016, thông tin từ sở GDCK Hà Nội (HNX) đã có nhiều ông lớn đăng ký giao dịch trên UPCoM, trong đó có Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (BHN). Và thực tế cho thấy, ngày 28/10, cổ phiếu BHN đã vừa chính thức được giao dịch đã tạo được sức hút mãnh liệt tới các nhà đầu tư với những phiên tăng trần không ngừng nghỉ, tính đến thời điểm 2/11, thị giá BHN đã được chạm mức 82,900 đồng/cp.

Sau khi BHN lên sàn, một ông lớn khác tiếp theo được HNX chấp thuận cho đăng ký giao dịch là ACV với hơn 2.2 tỷ cp trên UPCoM. Việc được chính thức giao dịch cổ phiếu đã biến ACV trở thành doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn nhất trên thị trường UPCoM. Liệu rằng sức hút mà ACV tạo ra sẽ lớn ra sao?

Còn nhớ thời điểm vào cuối năm 2015, khi 77.8 triệu cp ACV đã được đấu giá công khai với giá khởi điểm 11,800 đồng/cp tại Sở GDCK TP Hồ Chí Minh (HSX), đã có 306 nhà đầu tư (NĐT) trong nước, nước ngoài tham gia đấu giá với lượng đăng ký mua hơn 114 triệu cp gấp rưỡi số cổ phần đấu giá. Cuối cùng chỉ có 133 tổ chức trúng giá với mức giá cao nhất lên tới 38,300 đồng/cp, giá trúng bình quân là 14,344 đồng/cp.

Bên cạnh việc đưa ra đấu giá công khai 77.8 triệu cp (chiếm 3.47% vốn), ACV còn dự kiến chào bán cho đối tác chiến lược hơn 448.6 triệu cp cho đối tác chiến lược (chiếm 20% vốn). Quá trình xác định đối tác chiến lược của ACV cũng dấy lên một hồi tranh đua giữa các tổ chức muốn sở hữu cổ phần ACV, trong đó có thể kể đến nhiều cái tên lớn như Tập đoàn Aeroport de Paris (ADP), Changi Airport International, ngoài ra BIDV cũng đã từng đề xuất được mua 5% vốn của ACV.

Kế hoạch cơ cấu cổ đông của ACV sau cổ phần hóa

Nhà nước sẽ sở hữu 75% vốn của ACV, CBCNV sẽ sở hữu 1.4% vốn, cổ đông chiến lược sẽ nắm giữ 20% và 3.47% còn lại chào bán cho nhà đầu tư bên ngoài

Mới đây, tại ĐHĐCĐ thường niên lần đầu ngày 16/03, ACV đã thông qua bán hơn 166 triệu cp (tương đương 7.4% vốn) cho ADP với giá 13,100 đồng/cp.

Sức hút từ đâu?

Điểm đôi nét về hoạt động kinh doanh, năm 2015, Công ty mẹ ACV đạt doanh thu thuần 10,870 tỷ đồng, tăng 36% so với thực hiện năm trước. Tuy nhiên, do hoạt động tài chính đi xuống khiến lãi ròng chỉ đạt hơn 1,647 tỷ đồng, giảm 32%. 

Trong năm 2014, Công ty mẹ ACV ghi nhận 7,973 tỷ đồng doanh thu thuần và 2,436 tỷ đồng lãi ròng; lần lượt tăng 7% và 9% so với năm 2013.

Tính đến hết năm 2015, tổng tài sản Công ty mẹ ACV ở mức 43,314 tỷ đồng, tăng 4% so với thời điểm đầu năm, trong đó có 12,682 tỷ đồng đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn. Mặt khác, ACV cũng đang có 13,119 tỷ đồng nợ vay tài chính dài hạn. Tại ĐHĐCĐ thường niên lần 1, ACV cho biết đang có dư nợ 73 tỷ JPY, dự phòng đã trích năm 2015 là 635 tỷ đồng vào chi phí.

Hiện nay, ACV đang quản lý đầu tư, khai thác 22 Cảng hàng không của Việt NAm bao gồm 9 Cảng hàng không quốc tế và 13 Cảng hàng không nội địa. Cùng với đó,ACV đang sở hữu 6 công ty con và 5 công ty liên kết cùng với một phần vốn đầu tư dài hạn tại 1 công ty (CTCP Dịch vụ hàng hóa Sài Gòn).

Trong giai đoạn 2016-2020,  ACV dự kiến doanh thu thuần sẽ đạt 9.351 tỷ đồng trong năm 2016 và cán mốc 10,485 tỷ đồng vào năm 2020, tương đương với mức tăng trưởng bình quân 3%/năm. Lãi ròng ước đạt 1,203 tỷ đồng năm 2016, 1,216 tỷ vào năm 2017, 1,372 tỷ đồng năm 2018, chạm mức 1,626 tỷ năm 2019 và cán mốc 1,923 tỷ đồng năm 2020; tỷ lệ cổ tức dự kiến 5%.

Cụ thể, ACV lên kế hoạch hành khách tăng trưởng bình quân hàng năm 6-8%, trong đó khách quốc tế 2-3%/năm, còn quốc nội 8 -10%/năm. Hàng hóa bưu kiện tăng bình quân 5%/năm, quốc tế tăng 3%/năm, quốc nội 8%/năm. Hạ cất cánh tăng bình quân 6-8%/năm.

Đối với kế hoạch đầu tư, tại ĐHĐCĐ thường niên, ACV cho biết năm 2016, Công ty sẽ thực hiện đầu tư 19 dự án chính, bao gồm các dự án chuyển tiếp từ năm 2015 với tổng vốn đầu tư 5,835 tỷ đồng. Một số dự án lớn như Mở rộng nhà ga quốc tế Tân Sơn Nhất (hơn 1,066 tỷ đồng), mở rộng nhà ga hành khách Phúc Quốc (696 tỷ đồng), đường tầng và sân đỗ ô tô Cát Bi (723 tỷ đồng), xây dựng hệ thống đường lăn và mở rộng sân đỗ máy bay (798 tỷ đồng)...

Đối với dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành, tổng mức đầu tư khái toán cho toàn bộ dự án là 336,630 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 1 là 114,450 tỷ đồng. Giai đoạn 1 chậm nhất năm 2025 hoàn thành và đưa vào khai thác đáp ứng công suất 25 triệu hành khách/năm. Hiện ACV đang thực hiện các thủ tục sơ tuyền nhà tư vấn để xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thi trình Thủ tướng trước khi báo cáo hội đồng thẩm định Nhà nước và Quốc hội dự kiến vào quý 3/2017.

Các tin tức khác

>   CDO: Thông báo thay đổi số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành (02/11/2016)

>   KDH: Thay đổi số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành (01/11/2016)

>   NST: Ngày 08/11/2016, ngày giao dịch đầu tiên 1,716,050 cổ phiếu niêm yết bổ sung (01/11/2016)

>   QHD: Ngày 07/11/2016, ngày giao dịch đầu tiên 1,274,815 cổ phiếu niêm yết bổ sung (01/11/2016)

>   DHM: Thông báo niêm yết và giao dịch cổ phiếu thay đổi niêm yết (01/11/2016)

>   HDM: Thông báo thay đổi số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành (01/11/2016)

>   HNX: Ngày 09/11/2016, ngày giao dịch đầu tiên cổ phiếu đăng ký giao dịch của CTCP Công trình Đô thị Trà Vinh (TVU) (01/11/2016)

>   HNX: Quyết định chấp thuận đăng ký giao dịch cổ phiếu CTCP Công trình Đô thị Trà Vinh (01/11/2016)

>   CII: Thông báo thay đổi số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành (01/11/2016)

>   MBB: Thông báo thay đổi số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành (01/11/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật