Thứ Hai, 10/10/2016 07:54

Trái phiếu chính phủ bảo vệ nhà đầu tư khỏi lạm phát

Một trong những lý do chính khiến cho các nhà đầu tư phi ngân hàng không quan tâm trái phiếu chính phủ (TPCP) là... rủi ro lạm phát. Để bảo vệ nhà đầu tư, Chính phủ các nước trên thế giới nghĩ đến việc phát hành loại TPCP bảo vệ nhà đầu tư khỏi rủi ro lạm phát, tên gọi là phổ biến là TIPS (Treasury Inflation - Protected Securities).

Nếu có loại trái phiếu chính phủ bảo vệ nhà đầu tư khỏi rủi ro lạm phát, các nhà hoạch định chính sách, nhất là Ngân hàng Nhà nước, sẽ đo được kỳ vọng của thị trường về lạm phát, từ đó xác lập ra các mức lãi suất chính sách thích hợp. Ảnh: THÀNH HOA

Không hiểu vì sao trong các đề án phát triển thị trường trái phiếu của Bộ Tài chính từ trước đến nay chưa bao giờ thấy đề cập đến phát hành TIPS.

TPCP: bán chạy nhưng lo ngay

Cho đến thời điểm cuối tháng 9-2016, Bộ Tài chính đã hoàn thành vượt mức kế hoạch phát hành TPCP cả năm. Như thông lệ, điều đáng lo là có đến 90% TPCP phát hành với kỳ hạn ngắn, khoảng năm năm. Điều này khiến cho ngân sách nhà nước luôn đứng trước sức ép trả nợ thường trực khi các khoản nợ liên tục đáo hạn.

Ngoài ra, người mua TPCP không đến từ khu vực ngoài hệ thống ngân hàng (như người dân và các quỹ đầu tư) mà chủ yếu vẫn là các ngân hàng thương mại. Khối lượng tiền mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bơm ra hay hút vào chủ yếu cũng chỉ chạy lòng vòng giữa các ngân hàng và NHNN thông qua kênh TPCP. Về lâu dài khối lượng tiền tích tụ này luôn tiềm ẩn nguy cơ lạm phát vì vay nợ của Chính phủ chủ yếu đến từ quá trình tạo tiền của NHNN chứ không phải đến từ kênh tiết kiệm của người dân và các quỹ đầu tư.

TIPS mang lại những lợi ích gì?

Trước hết, do được bảo vệ chống lại lạm phát nên điều hiển nhiên là người mua sẽ sẵn sàng chấp nhận nắm giữ các TIPS có kỳ hạn dài hơn. Sức ép trả nợ của chính phủ vì vậy sẽ giảm đi đáng kể, chi phí vay mượn cũng thấp hơn so với các kỳ hạn ngắn. Tuy nhiên lợi ích của TIPS không chỉ có vậy.

Với việc được bảo đảm không bị rủi ro lạm phát, sẽ có nhiều nhà đầu tư trong nước và quốc tế quan tâm đầu tư vào TIPS, thay vì chỉ duy nhất có các ngân hàng thương mại như hiện nay. Điều này sẽ giúp chính sách tiền tệ của NHNN truyền dẫn tốt hơn sang thị trường, nhất là truyền dẫn từ kênh lãi suất chính sách ngắn hạn sang lãi suất dài hạn hơn. TIPS vì vậy còn giúp hình thành nên đường cong lãi suất với nhiều kỳ hạn xa hơn và chuẩn hơn. Đây là điều mà Chính phủ luôn kỳ vọng hướng đến từ lâu nhưng vẫn chưa đạt được.

Mới đây, vào tháng 2-2016, ông Mã Tuấn, kinh tế gia trưởng tại bộ phận nghiên cứu của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã đề xuất kế hoạch nới lỏng hơn nữa các quy tắc đối với TIPS để tăng cường hiệu lực kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ ở nước này. Nhiều đề xuất đáng lưu ý trong kế hoạch này mà chúng ta cần phải nghĩ đến như phải có tự do hóa lãi suất thực sự, cho phép các ngân hàng thương mại nắm giữ đến 60% TPCP giao dịch vào các hoạt động kinh doanh trái phiếu trên thị trường chứng khoán phái sinh, hay cho phép thực hiện các giao dịch hoán đổi lãi suất. Các đề xuất này hoàn toàn phù hợp với kế hoạch triển khai thị trường chứng khoán phái sinh mà Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam vừa công bố.

Xem thêm tại đây
Các tin tức khác

>   Huy động thành công 8,200 tỷ đồng trái phiếu (06/10/2016)

>   Huy động trái phiếu tháng 9 đạt 13,672 tỷ đồng, giảm 58% (05/10/2016)

>   Lãi suất liên ngân hàng tăng trở lại, thị trường OMO trầm lắng tuần thứ 19 liên tiếp (04/10/2016)

>   KBNN tiếp tục tăng kế hoạch phát hành TPCP thêm 31,000 tỷ đồng (30/09/2016)

>   TP.HCM kiến nghị phát hành 3,000 tỷ đồng trái phiếu (24/09/2016)

>   Bộ Tài chính đạt mục tiêu huy động trái phiếu cả năm (21/09/2016)

>   Sắp đấu thầu 1,000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ (20/09/2016)

>   Sắp đấu thầu 7,000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ (24/08/2016)

>   Huy động hơn 22 ngàn tỷ đồng trái phiếu trong tháng 7 (03/08/2016)

>   Huy động hơn 4 ngàn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ (30/07/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật