Thứ Ba, 04/10/2016 15:23

Thủy sản Cafatex có gì để SCIC chào bán với giá 101,100 đồng/cp?

Ngày 07/10 tới đây, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sẽ thực hiện bán đấu giá trọn lô 286,548 cp của CTCP Thủy sản Cafatex với giá khởi điểm 101,100 đồng/cp (mệnh giá 100,000 đồng/cp). Đây là số tiền không nhỏ dành cho một doanh nghiệp có doanh thu liên tục sụt giảm trong 3 năm gần đây và vẫn còn đang lỗ lũy kế.

Mặc dù vậy, theo thông báo mới nhất từ Sở GDCK TPHCM thì đã có 2 nhà đầu tư cá nhân trong nước muốn mua trọn lô cổ phần của Cafatex do SCIC chào bán nói trên. Trước đó, hồi cuối năm 2015, buổi đấu giá của Cafatex đã phải hủy do không có nhà đầu tư đăng ký tham gia. Câu hỏi đặt ra là nhà đầu tư nhìn thấy tiềm năng gì ở Cafatex để sẵn sàng trả giá hơn 100,000 đồng/cp cho đơn vị này?

Doanh thu giảm liên tục, vẫn còn lỗ lũy kế

Tiền thân Cafatex là Xí nghiệp đông lạnh thủy sản II (thành lập tháng 5/1987). Tháng 03/2004, Công ty này đã được cổ phần hóa và chính thức đổi tên thành CTCP Thủy sản Cafatex với vốn điều lệ khi đó là 49 tỷ đồng (năm 2008 tăng vốn lên 98.8 tỷ).

Tại thời điểm 30/06/2016, Cafatex có 4 cổ đông lớn nắm giữ hơn 95% vốn,  trong đó SCIC đang sở hữu 29% và cổ đông lớn nhất là ông Nguyễn Văn Kịch (Chủ tịch kiêm TGĐ Cafatex) với hơn 40% vốn.

Cơ cấu cổ đông lớn của Cafatex tại thời điểm 30/06/2016

Cafatex hoạt động chính trong lĩnh vực nuôi trồng khai thác, thu mua, chế biến, đóng gói nông sản, thủy sản, súc sản xuất khẩu; kinh doanh xuất nhập khẩu và phân phối sản phẩm nông sản, thủy sản qua chế biến đóng gói thực phẩm, hàng tiêu dùng... Hiện nay, hai mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Cafatex là tôm và cá với các thị trường chủ lực là Nhật, EU, Hồng Kông, Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc…

Song, hoạt động kinh doanh của Cafatex trong những năm gần đây không đạt như kỳ vọng khi mà doanh thu liên tục sụt giảm. Cụ thể, từ mức doanh thu gần 620 tỷ đồng vào năm 2013 thì đến năm 2015 chỉ còn gần 429 tỷ đồng. Riêng trong nửa đầu năm 2016 chỉ đạt 178 tỷ đồng doanh thu, giảm 13% so với cùng kỳ năm 2015.

Riêng trong năm 2015, Cafatex sản xuất được 3,333 tấn sản phẩm, trong đó sản lượng tôm là 1,722 tấn, giảm 23% so với năm 2014 và cá thì đạt 1,611 tấn, tăng 62%. Sản lượng tiêu thu tôm tương ứng năm 2015 đạt 995 tấn, giảm 22% và cá đạt 2,184 tấn, chỉ tăng 5%.

Do đó mà lợi nhuận ròng của Cafatex trong năm 2015 chỉ đạt 3.9 tỷ đồng, giảm khoảng 25% so với năm 2014. Và theo BCTC quý 2/2016, Cafatex đạt lãi ròng chưa đến 500 triệu đồng, lũy kế 6 tháng đạt 813 triệu đồng, bằng một nửa so cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý hơn, tính đến 30/06/2016 thì Cafatex còn lỗ lũy kế hơn 21 tỷ đồng.

Trong kế hoạch kinh doanh 2016 đến 2018, Cafatex đặt kế hoạch sản lượng xuất khẩu tăng từ 3,800 tấn lên 4,600 tấn. Kim ngạch xuất nhập khẩu tương ứng tăng từ 22.5 triệu USD lên 28 triệu USD. Kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm 2016 đạt 6 tỷ đồng, năm 2017 đạt 6.6 tỷ và 2018 là 8 tỷ đồng.

Hệ số nợ gấp 5 lần vốn chủ giai đoạn 2013 – 2015

Do đặc thù kinh doanh của những doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng thủy sản nên khoản phải thu của Cafatex từ năm 2013 đến nay luôn ở mức cao. Tại thời điểm cuối năm 2015, giá trị phải thu của Cafatex hơn 80 tỷ đồng, tăng đáng kể so với thời điểm cuối năm 2014, trong đó phải thu khách hàng chiếm hơn 80%, ở mức 63 tỷ đồng.

Song, đó chưa phải là điểm đáng chú ý của Cafatex bởi cơ cấu vốn của đơn vị này đang phụ thuộc quá nhiều vào nợ vay. Từ năm 2013 đến nay, nợ phải trả của Cafatex luôn duy trì trên 500 tỷ đồng trong khi vốn chủ sở hữu còn chưa đến 100 tỷ đồng. Đáng nói hơn là nợ vay ngắn hạn của Cafatex luôn chiếm tỷ trọng trên 84% tổng nợ phải trả và luôn vượt tài sản ngắn hạn tại cùng thời điểm.

Nếu xét hệ số nợ/vốn chủ sở hữu thì liên tục trong 3 năm 2013-2015, tỷ lệ này luôn giữ trên 500% và nợ/tổng tài sản xấp xỉ 85%.

 

Xét về tài sản ngắn hạn của Cafatex, tại thời điểm cuối quý 2/2016 đạt hơn 494 tỷ đồng, trong đó gần 90% là hàng tồn kho với 442 tỷ đồng (chủ yếu là thành phẩm thủy hải sản đã chế biến chờ để bán). Đối với tài sản dài hạn, giá trị chủ yếu là các tài sản nhà cửa, máy móc thiết bị và phương tiện vận tải… Tính đến 30/06/2016 thì giá trị còn lại các tài sản này đạt hơn 118 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Cafatex còn được giao cho sử dụng gần 35,000 m2 đất, chủ yếu tập trung ở Hậu Giang và Sóc Trăng với mục đích kinh doanh và nuôi trồng thủy sản.

Các tin tức khác

>   DRH: Nghị quyết HĐQT về việc bổ nhiệm Giám đốc Tài chính (04/10/2016)

>   SBT: Giải trình biến động kết quả kinh doanh niên độ 2015-2016 (04/10/2016)

>   VNM: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 24 (04/10/2016)

>   DRH: Nghị quyết HĐQT về việc nhận chuyển nhượng vốn tại Công ty Khai thác Du lịch Phương Trang (04/10/2016)

>   ITA: Bản đăng ký công bố thông tin bằng Tiếng Anh (04/10/2016)

>   PVS: Giải trình chênh lệch số liệu BCTC bán niên năm 2016 so với cùng kỳ năm 2015 (04/10/2016)

>   PT Nhà và ĐT Phú Quốc: Không có lãi, sao CEO vẫn muốn thâu tóm? (04/10/2016)

>   TA9: BCTC bán niên soát xét năm 2016 (văn phòng công ty) (04/10/2016)

>   ADC: Lợi nhuận 9 tháng đầu năm 6.3 tỷ đồng, đạt hơn 70% kế hoạch (04/10/2016)

>   CMS: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2016 (04/10/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật