Thứ Năm, 06/10/2016 22:05

Mức lương DN trong nước thấp hơn DN nước ngoài 31%

Mức lương trung bình của các doanh nghiệp trong nước thấp hơn các doanh nghiệp nước ngoài là 31%. Trong đó, độ chênh lệch giữa hai loại công ty này khi xét theo từng cấp bậc: nhân viên, chuyên viên và quản lý lần lượt là 20%, 30% và 38%.

Công nghệ cao là ngành có tỷ lệ tăng lương cao nhất. Ảnh: Chính Phong

Đặc biệt, khi so sánh mức lương giữa vị trí quản lý và nhân viên, độ chênh lệch lương giữa hai vị trí này ở các công ty nước ngoài lớn hơn hẳn các công ty trong nước. Điều này cho thấy mức độ đầu tư ngân sách để thu hút và giữ chân nhân tài của các công ty nước ngoài có vẻ nhỉnh hơn, khi không xét đến các chế độ phúc lợi khác.

Đây là một trong số nhiều khảo sát về lương, thưởng năm 2016 do công ty hàng đầu thế giới về tư vấn nhân sự Mercer và đại diện tại Việt Nam là công ty Talentnet thực hiện. Khảo sát lương năm 2016 đã thu hút sự tham gia từ 244.526 nhân viên của 557 công ty (481 công ty nước ngoài, 76 công ty trong nước) trong 16 ngành nghề từ công nghệ, hàng tiêu dùng, dược phẩm, ngân hàng, giáo dục... trên khắp Việt Nam.

So với các năm trước, khảo sát năm 2016 cũng đánh dấu mức tham gia rất ấn tượng của các công ty trong nước, tăng đến 33% so với năm 2015, điều này cho thấy mức độ quan tâm của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc chuyên nghiệp hóa chế độ lương thưởng của họ theo xu hướng thị trường và mang thế cạnh tranh cao để giữ nhân tài.

Tuy mức lương trung bình của các doanh nghiệp trong nước thấp hơn doanh nghiệp nước ngoài nhưng tỷ lệ thưởng thực tế so với lương cơ bản của các doanh nghiệp trong nước luôn cao hơn doanh nghiệp nước ngoài. Năm 2015, tỷ lệ thưởng thực tế so với lương cơ bản của các doanh nghiệp trong nước là 20,4%, dự kiến sẽ tăng lên 20,6% năm 2016. Tỷ lệ thưởng thực tế so với lương cơ bản của các doanh nghiệp nước ngoài năm 2015 là 15,9%, dự kiến sẽ tăng lên 16,4% năm 2016.

Ba ngành có tỷ lệ tăng lương cao nhất là công nghệ cao (9,9%), chế tạo (9,8%), dược phẩm, hóa chất (9,7%). Ba ngành có tỷ lệ tăng lương thấp nhất là giáo dục (7,5%), ngân hàng (6,7%), dầu khí (5%). Dầu khí là một trong ba ngành có tỷ lệ nhân viên nghỉ việc thấp nhất (5,7%), bên cạnh ngành dược phẩm (8,6%) và buôn bán máy móc lớn (10,8%).

Ba ngành có tỷ lệ tăng thưởng cao nhất là tài chính (22,5%, phi ngân hàng), nông nghiệp (22,1%), ngân hàng (19,9%). Ba ngành có tỷ lệ tăng thưởng thấp nhất là logistics (12,2%), bán lẻ (11,7%), giáo dục (8,8%). Tại các doanh nghiệp nước ngoài, những vị trí khó tuyển dụng và khó giữ người nhất là quản lý kinh doanh, quản lý tiếp thị, chuyên viên bán hàng.

Mercer và Talentnet dự báo năm 2017, có tới 49% doanh nghiệp nước ngoài có ý định mướn thêm người, 47% giữ nguyên và chỉ có 4% có ý định cắt giảm nhân sự, mức lương tăng trung bình 9,2%, mức thưởng gộp chung tăng 16,4%, mức thưởng doanh số tăng 38,5%.

http://www.thesaigontimes.vn/152388/Muc-luong-DN-trong-nuoc-thap-hon-DN-nuoc-ngoai-31.html

Các tin tức khác

>   EU cảnh báo 11 lô hàng thuỷ sản của Việt Nam bị dư kim loại nặng (06/10/2016)

>   SXCN 9 tháng đầu năm ngành Công thương phía Bắc tăng 17.3% (06/10/2016)

>   Thu hồi toàn bộ sản phẩm phân bón vô cơ sai quy định (06/10/2016)

>   Viettel, VNPT, MobiFone ghi nhận lợi nhuận 9 tháng đạt trên 40,000 tỷ đồng (06/10/2016)

>   VSSA muốn đấu thầu hạn ngạch nhập khẩu đường hằng năm (05/10/2016)

>   Xây dựng nông thôn mới nợ hơn 15 nghìn tỷ: Lấy tiền đâu để trả? (05/10/2016)

>   Bổ sung kinh phí cho 22 địa phương phát triển thủy sản (05/10/2016)

>   Xuất khẩu gạo năm 2016 khó đạt 5,4 triệu tấn (05/10/2016)

>   Việt Nam điều tra CBPG đối với thép hình chữ H có xuất xứ từ Trung Quốc (05/10/2016)

>   Tháo gỡ khó khăn cho Tập đoàn TKV (05/10/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật