Thứ Tư, 05/10/2016 13:07

DNNY và câu chuyện công bố thông tin

Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã có 15 năm hình thành và phát triển, quy mô vốn hóa của thị trường cổ phiếu tăng 1,300 lần, tuy nhiên nghĩa vụ công bố thông tin trên thị trường chưa bao giờ được thực hiện đầy đủ. Phải chăng đã đến lúc doanh nghiệp niêm yết cần có cái nhìn đúng đắn hơn trong vấn đề này.

* 118 DNNY tuân thủ đúng và đầy đủ nghĩa vụ công bố thông tin năm 2016

* Hôm nay (05/10) hạn chót Bình chọn Doanh nghiệp niêm yết có hoạt động IR tốt nhất 2016

Công bố thông tin (CBTT) là nghĩa vụ bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp niêm yết (DNNY) trên hai sàn chứng khoán Việt Nam. Kể từ năm 2016 thì việc CBTT được áp dụng theo Thông tư 155/2015/TT-BTC với nhiều điểm mới hướng đến chuẩn mực quốc tế (trước đây tuân thủ theo Thông tư 52/2012/TT-BTC).

Trong một cuộc khảo sát toàn diện về mức độ tuân thủ đúng và đầy đủ về nghĩa vụ công bố thông tin trên thị trường chứng khoán do Hiệp hội Các nhà quản trị tài chính Việt Nam (VAFE) và Vietstock thực hiện, số doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ công bố thông tin trong 5 năm qua chỉ chiếm một con số khá nhỏ.

Cụ thể như vào năm 2012 chỉ có 23 doanh nghiệp trên tổng số 688 doanh nghiệp niêm yết, tương ứng tỷ lệ 3.3% hoàn thành nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định. Tỷ lệ này tăng lên 4.2% vào năm sau đó và là 9.7% vào năm 2015.

Mặc dù TTCK Việt Nam so với quy mô với các thị trường khác trên trường quốc tế vẫn còn rất nhỏ, tuy nhiên không thể phủ nhận rằng TTCK đã và đang trở thành một kênh huy động vốn vô cùng quan trọng cho nền kinh tế. Thông tin từ UBCKNN, huy động vốn 7 tháng đầu năm 2016 đạt gần 254.5 nghìn tỷ đồng, ước tăng 81%. Đấu giá cổ phần hóa cho 58 doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) với tổng giá trị đạt 5,291 tỷ đồng, tăng 75% so với cùng kỳ năm trước; 21 đợt đấu giá thoái vốn Nhà nước với tổng giá trị 1,899 tỷ đồng, tăng 112%. Đó là chưa kể, TTCK Việt Nam được đánh giá là 1 trong 5 thị trường thế giới có mức tăng trưởng cao nhất và có mức sinh lời lớn nhất trong quý 2/2016 tại khu vực Đông Nam Á.

Sang năm 2016, hoạt động công bố thông tin trên TTCK đã bắt đầu áp dụng theo quy chuẩn mới là Thông tư 155 với mục đích giúp thị trường minh bạch hóa hơn. Số doanh nghiệp không vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin thống kê được là 118 đơn vị, tăng đáng kể so với các năm trước đó. Tuy nhiên xét trên tổng thể thì cũng chỉ chiếm 18.5% trong tổng số 639 doanh nghiệp niêm yết khảo sát.

Trong hoạt động này, kể từ năm 2011 đến nay, REE và VNM hai là ông lớn đảm bảo thực hiện đúng nghĩa vụ công bố thông tin thường xuyên nhất. Còn DPM, HSG và HPG thì hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ này trong 4 năm qua từ năm 2013. Cũng có nhiều doanh nghiệp lớn khác đã không duy trì được việc công bố thông tin đúng quy định, chẳng hạn EIB và BCI chỉ thực hiện đúng vào năm 2013, rồi 3 năm sau đó đều vắng mặt.

Xét riêng trong năm 2016, thì có nhiều gương mặt mới thực hiện đúng việc công bố thông tin theo quy định như NLG, TDH, LHG, AMD, BIC, EVE, PGD hay AAA… Đây đều là những doanh nghiệp có kết quả kinh doanh ấn tượng trong thời gian qua và nhận được sự thu hút đáng kể từ giới đầu tư.

Đừng để công bố thông tin thành áp lực nặng nề

Cũng theo thống kê của VAFE và Vietstock, trong số các doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn thì vấn đề hay vi phạm nhất trong công bố thông tin chính là trễ nộp báo cáo tài chính rồi mới đến lỗi bị Sở nhắc nhở và vi phạm về chuyển nhượng cổ phần.

Theo số liệu mới nhất từ cuộc khảo sát trong năm 2016, có đến 344 lỗi thuộc về vi phạm công bố thông tin định kỳ. Trong đó, dẫn đầu về số lần vi phạm nộp các báo cáo định kỳ phải kể đến những cái tên như VAT, S74, LUT, KTT, QCG, PNC, HAI, PPE, QNC, VBC, TVC, VCC, HDO, HVG

Điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp chưa thực sự chủ động trong việc công bố thông tin về kết quả hoạt động kinh doanh. Cụ thể hơn, từ quý 3/2015 đến nay, số doanh nghiệp vi phạm về thời hạn công bố thông tin báo cáo tài chính định kỳ luôn chiếm một tỷ trọng lớn. Theo đó, 196 doanh nghiệp vi phạm về công bố thông tin báo cáo tài chính trong quý 3/2015, chiếm tỷ lệ 31% trong tổng số các doanh nghiệp niêm yết. Tỷ lệ này tiếp tục tăng lên 45% vào quý 4/2015.

Sang năm 2016, khi áp dụng Thông tư 155, tỷ lệ doanh nghiệp vi phạm trong quý đầu tiên cũng còn khá cao, đạt 38%, tương ứng 243 đơn vị. Song, đến quý 2/2016 thì đã có chiều hướng tích cực hơn khi chỉ có 165 đơn vị vi phạm, tương ứng tỷ lệ 26%.

Đáng chú ý, có 25 doanh nghiệp từ quý 3/2015 đến hết quý 2/2016 đều mắc lỗi vi phạm công bố báo cáo tài chính không đúng quy định. Trong số này, có nhiều đơn vị ngập trong thua lỗ như BHT, FDT, NST, L44, SDE, VIE, S74.

Thống kê các doanh nghiệp vi phạm về công bố thông tin BCTC từ quý 3/2015

Nguồn: Vietstock tổng hợp

Rõ ràng việc vi phạm về thời hạn công bố thông tin là một vấn đề phổ biến. Mặc dù thời gian qua đã có nhiều trường hợp bị Ủy ban chứng khoán Nhà nước (SSC) xử phạt do chậm công bố báo cáo định kỳ nhưng nghĩa vụ công bố thông tin vẫn chưa được chú trọng. Việc các doanh nghiệp vẫn tỏ ra ít quan tâm đến vấn đề công bố thông tin cũng đồng nghĩa với việc không quan tâm đến cổ đông của công ty nói riêng và tất cả nhà đầu tư trên thị trường nói chung.

Khi một DNNY thực hiện tốt nghĩa vụ công bố thông tin cũng là một cách tương tác tốt với nhà đầu tư. Và trong thị trường vốn (xét trên thị trường chứng khoán) thì điều đó mang ý nghĩa lớn trong việc huy động vốn của của một doanh nghiệp. Nếu không làm tốt những vấn đề ấy, doanh nghiệp niêm yết tự đánh mất giá trị của mình trong mắt không ít nhà đầu tư tiềm năng./.

Các tin tức khác

>   Nhịp đập Thị trường 05/10: Thanh khoản suy yếu (05/10/2016)

>   05/10: Bản tin 20 giờ qua (05/10/2016)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 05/10 (05/10/2016)

>   Sàn HNX tháng 9/2016: Chỉ số ngành công nghiệp tăng mạnh nhất (04/10/2016)

>   PVS: Giải trình chênh lệch 10% (04/10/2016)

>   “Chắc chắn sẽ mất thôi chứ chả thu lại được cái gì đâu” (04/10/2016)

>   Nhịp đập Thị trường 04/10: Các chỉ số biến động mạnh (04/10/2016)

>   Sự trở lại của nhóm cổ phiếu dầu khí (03/10/2016)

>   04/10: Bản tin 20 giờ qua (04/10/2016)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 04/10 (04/10/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật