Thứ Bảy, 22/10/2016 14:30

ĐHĐCĐ BIDV: Liệu có mâu thuẫn giữa lợi ích cổ đông và sự phát triển của ngân hàng khi chi trả cổ tức?

Sáng ngày 22/10, Ngân Hàng TMCP Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam (HOSE: BID) đã tổ chức ĐHĐCĐ bất thường để thông qua một số nội dung và điều lệ của Công ty. Bên cạnh đó, vấn để nóng được nhà đầu tư quan tâm xoay quanh việc chi trả cổ tức năm 2015.

Ngay từ phần đầu Đại hội, một cổ đông đã đề cập đến vấn đề “nóng” về chuyển trả cổ tức của BID. Theo đó, cổ đông góp ý về việc thực hiện nghị quyết của mỗi lần ĐHĐCĐ, cần phải thực hiện ngay trong một khoảng thời gian nhất định, tránh tình trạng kéo dài, dẫn đến bị chi phối bởi tác nhân bên ngoài, như việc chi trả cổ tức năm 2015 theo nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên 2016 vào tháng 4 vừa qua.

Giải đáp phần góp ý và thắc mắc về vấn đề của cổ đông, ông Phan Đức Tú –Tổng giám đốc BID cho biết, trước khi tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2016, BID đã có văn bản gửi cơ quan chức năng dưới vai trò là cổ đông lớn nhất của BID, về phương án chi trả cổ tức 2015.

Tuy nhiên, do đến hạn tổ chức ĐHĐCĐ thường niên (30/04) mà vẫn chưa nhận được trả lời chính thức từ cơ quan Nhà nước, nên BID đã chưa quyết định cách thức chi trả cổ tức (bằng tiền hay bằng cổ phiếu) và xin cổ đông ủy quyền cho HĐQT quyết định. Đến ngày 21/10 vừa qua, HĐQT BID đã có nghị quyết chính thức sẽ chi trả cổ tức 2015 bằng tiền mặt với tỷ lệ 8.5%.

Không dừng lại tại đó, trong phần thảo luận ngoài nội dung đại hội, vấn để cổ tức một lần nữa được cổ đông đề cập. Theo đề xuất của cổ đông, BID nên thực hiện chi trả cổ tức thành nhiều đợt như 1 số ngân hàng khác (Vietcombank, Ngân hàng quân đội) và có thể kết hợp chia cổ tức bằng cả tiền mặt lẫn cổ phiếu. Nếu BID muốn tăng vốn điều lệ, cổ đông sẵn sàng mua cổ phiếu phát hành mới với giá 10,000 đồng/cp, để giúp ngân hàng vì thị giá BID hiện đang ở mức 17,000 đồng/cp.

Liên quan đến việc bất ngờ chi trả cổ tức 2015 bằng tiền mặt, cổ đông này cũng đề cập rằng việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ giúp BID đảm bảo được hệ số CAR ở mức cao, như vậy việc trả cổ tức bằng tiền mặt liệu có ảnh hưởng đến mục đích tiêu chuẩn của Ngân hàng không?

Chúng ta hiện đang vấp phải 2 chiều hướng trái ngược, một chiều là cổ đông muốn nhận cổ tức để hiện thực hóa khoản lợi nhuận và một chiều hướng cổ đông muốn ngân hàng mình sở hữu cổ phần phát triển bền vững”- Ông Tú cho biết.

Vấn đề chi trả cổ tức bằng cổ phiếu hay bằng tiền mặt là vấn đề được BID rất cân nhắc, nhất là khi BIDV có hơn 95% vốn nhà nước. Như vậy nếu BIDV không chi trả cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên mà chi bằng tiền mặt thì số cổ tức này sẽ được nộp ngân sách Nhà nước. Lúc đó, BID sẽ rất khó có điều kiện nâng cao vốn tự có, từ đó đảm bảo hệ thống an toàn. Vì thế sang năm sau, BID sẽ lựa chọn phương thức chi trả cổ tức để đảm bảo tuân thủ những hệ số an toàn của Ngân hàng Nhà nước.

ĐHĐCĐ bất thường của BIDV diễn ra sáng ngày 22/10

Đi vào nội dung chính của ĐHĐCĐ bất thường, cổ đông đã nhất trí thông qua sửa đổi quy chế tổ chức và hoạt động của HĐQT về việc bác bỏ nội dung “Chủ tịch Hội đồng Quản trị là người đại diện pháp luật của BIDV” và “đại diện cho BIDV trong quan hệ tố tụng, tranh chấp, giải thể, phá sản”, sửa đổi khoản 5, điều 2 có nội dung thành “Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của BIDV”.

Chia sẻ về lý do sửa đổi, ông Tú cho biết, ngân hàng phải tuân thủ Luật TCTD, trong đó có quy định Người đại diện pháp luật chỉ là 1 trong 2 vị trí Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc. Theo đó, căn cứ vào tình hình hoạt động và phát triển của BID, HĐQT đã lựa chọn vị trí Tổng giám đốc.

Một vấn đề khác được nhiều nhà đầu tư mong đợi là ứng viên cho chức vụ Chủ tịch HĐQT của BIDV thay thế ông Trần Bắc Hà vừa nghỉ hồi tháng 9, lại không được đề cập tại Đại hội lần này.

Đề cập kết quả hoạt động kinh doanh 9 tháng đầu năm, BID đạt lợi nhuận trước thuế đạt 5,623 tỷ đồng, tăng trưởng 6.9% so với cùng kỳ năm trước và tương đương 71% kế hoạch năm.

Được biết, đến hết quý 3/2016, BID ghi nhận tổng tài sản 956 ngàn tỷ đồng, tăng 11.5% so với đầu năm. Tổng quy mô tín dụng và đầu tư đạt trên 912 ngàn tỷ đồng, tăng 14.2% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ tín dụng đạt trên 698 ngàn tỷ đồng, tăng trưởng 12.7%, tỷ lệ nợ xấu chiếm 1.72%. Tổng nguồn vốn huy động đạt trên 887 ngàn tỷ đồng. Trong đó, huy động vốn tổ chức kinh tế và cá nhân đạt 754 ngàn tỷ đồng, tăng 14.2% so với hồi đầu năm.

Bên cạnh đó, trả lời câu hỏi của một cổ đông, ông Tú cũng cho biết, BID đang cố điều hướng hoạt động huy động vốn tăng trưởng nhanh hơn tín dụng, hiện tỷ lệ LDR đang ở mức 81.7%. Đối với tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn BID, vẫn đáp ứng được yêu cầu của Ngân hàng nhà nước.

Liên quan đến chi phí dự phòng và vấn đề trích lập trái phiếu VAMC, ban lãnh đạo cho biết, kế hoạch dự phòng cả năm của BID khoảng từ 6.5-7 ngàn tỷ đồng. Về vấn đề bán nợ cho VAMC, dự thu trái phiếu sẽ ở mức 20,500 tỷ đồng. Quy định trích lập mỗi năm là 20% và hiện BID vẫn đang thực hiện ở mức này với hơn 4,000 tỷ đồng./.

Các tin tức khác

>   OPC: BCTC quý 3 năm 2016 (21/10/2016)

>   OPC: Lãi ròng quý 3 hơn 21 tỷ đồng, tăng 28% (23/10/2016)

>   SC5: BCTC quý 3 năm 2016 (21/10/2016)

>   TST: Báo cáo tài chính quý 3/2016 (công ty mẹ) (21/10/2016)

>   NET: Báo cáo tài chính quý 3/2016 (21/10/2016)

>   KHA: BCTC Hợp nhất quý 3 năm 2016 (21/10/2016)

>   HVX: BCTC quý 3 năm 2016 (21/10/2016)

>   Báo cáo tài chính quý 3 năm 2016 (Công ty mẹ) (21/10/2016)

>   HCM: BCTC quý 3 năm 2016 (21/10/2016)

>   HCM: BCTC Tóm tắt quý 3 năm 2016 (21/10/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật