Thứ Năm, 27/10/2016 16:11

Cần 45 tỷ USD để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn 2016 - 2020

Nhu cầu đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn 2016 - 2020 của Việt Nam là khoảng 950,000 tỷ đồng (khoảng 45 tỷ USD), trong khi nguồn đầu tư công chỉ đáp ứng khoảng 26%. Do đó, Việt Nam cần được đón nhận nguồn lực đầu tư từ khu vực nước ngoài hơn cho lĩnh vực này.

Tại phiên họp “Huy động vốn vào phát triển kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam” trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) về khu vực Mê Công (WEF - Mê Công) chiều 25/10, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Trương Quang Nghĩa nhấn mạnh, với quan điểm “kết cấu hạ tầng đi trước một bước”, trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

Nhờ đó, các tuyến hành lang kinh tế tiểu vùng sông Mê Công GMS trên địa phận Việt Nam cũng đã cơ bản được đầu tư phù hợp với khung khổ chiến lược của Chương trình hợp tác kinh tế GMS giai đoạn 2012 - 2022 như đầu tư nâng cấp Quốc lộ 22, Quốc lộ 51 để kết nối Thái Lan - Campuchia - Việt Nam ra khu cảng biển nước sâu Thị Vải thuộc hành lang thương mại số 2; nâng cấp Quốc lộ 9 từ của khẩu Lao Bảo - Đông Hà thuộc hành lang thương mại số 5; xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Nội Bài - Lào Cai và Hà Nội - Hải Phòng thuộc hành lang thương mại số 7; hoàn thành hành lang ven biển phía Nam thuộc tuyến thương mại số 8 ... Theo đó, tính khả dụng của hạ tầng giao thông Việt Nam, theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) năm 2014, đứng ở vị trí 74, tăng 16 bậc so với năm 2012 và tăng 29 bậc so với năm 2010.

Tuy nhiên, nhìn chung hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi về năng lực và chất lượng cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Cấu trúc hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông Việt Nam còn bất cập, tỷ lệ các công trình hiện đại, năng lực lớn, chất lượng cao như đường bộ cao tốc, cảng biển nước sâu... còn thấp; một số tuyến quốc lộ quan trọng vẫn chưa được đầu tư nâng cấp; mạng lưới đường sắt khổ hẹp, lạc hậu, đã xuống cấp; mạng lưới đường thủy hầu hết đang khai thác tự nhiên; thiếu đồng bộ giữa năng lực cảng với hệ thống giao thông kết nối; các cảng hàng không trọng điểm đã và đang đối mặt với nguy cơ quá tải ... Một số mục tiêu trong chiến lược phát triển giao thông kết nối Tiểu vùng sông Mê Công 2015 - 2022 còn chưa hoàn thành như kết nối đường sắt.

Việt Nam có nhu cầu đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn 2016 - 2020 là khoảng 950,000 tỷ đồng (khoảng 45 tỷ USD), trong khi nguồn đầu tư công chỉ đáp ứng khoảng 26%.  

Trong lĩnh vực đường bộ, giai đoạn 2011-2015, Bộ Giao thông vận tải đã huy động được khoảng 8.9 tỷ USD để đầu tư 62 dự án theo hình thức hợp đồng BOT và BT. Tuy nhiên, các dự án đầu tư theo hình thức PPP thời gian vừa qua mới chỉ kêu gọi được các nhà đầu tư trong nước tham gia, nguồn vốn tín dụng cũng do các ngân hàng trong nước cung cấp. Cùng với đó, lĩnh vực cảng biển và cảng đường thủy đã thu hút vốn đầu tư nước ngoài khá sớm và tương đối thành công, đạt khoảng 8.41 tỷ USD theo thời giá năm 2014, đặc biệt là giai đoạn sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực vận tải và điều hành khai thác cảng biển trên thế giới đã có mặt tại Việt Nam để hình thành các liên doanh đầu tư xây dựng và khai thác cảng biển hiện đại./.

Các tin tức khác

>   Cần điều chỉnh cân đối cung - cầu các phân khúc thị trường BĐS (27/10/2016)

>   IJC: Lãi quý 3 tăng vọt nhờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho Becamex (27/10/2016)

>   BCI lần đầu báo lỗ 34 tỷ đồng kể từ năm 2008 (27/10/2016)

>   NBB: Lãi quý 3 hơn 290 triệu đồng, nợ phải trả tăng thêm 1,000 tỷ đồng (26/10/2016)

>   Hóc Môn: Đầu tư cấp bách 8 công trình bờ bao (26/10/2016)

>   Đầu tư xây dựng cơ bản nông nghiệp đạt 9,530 tỷ đồng trong 10 tháng  (26/10/2016)

>   PDR: Bước đi nào cho tương lai? (26/10/2016)

>   Cải tạo nâng cấp QL1 (26/10/2016)

>   Thông xe hầm chui Vũng Tàu, cửa ngõ TPHCM được giải tỏa (25/10/2016)

>   Tính chuyện kéo dài tuyến metro số 1 đến Đồng Nai, Bình Dương (25/10/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật