Thứ Sáu, 21/10/2016 13:51

Bộ trưởng Tài chính: Ngân hàng “bết bát quá thì cứu mãi sao được”

Cần bảo đảm quyền lợi người gửi tiền nhưng không thể mãi chạy theo ngân hàng yếu kém. Đó là quan điểm của Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng khi ông trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, sáng 21/10.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng bên hành lang Quốc hội.

Trước đó, chiều 20/10, khi trình Quốc hội đề án tái cơ cấu giai đoạn 2016 - 2020, Chính phủ đã nêu hai thông tin rất đáng chú ý liên quan đến lĩnh vực ngân hàng.

Thứ nhất là trong một số ít trường hợp, có khả năng sử dụng một số nguồn lực Nhà nước nhất định để thực hiện các nhiệm vụ tái cơ cấu kinh tế, đặc biệt là việc tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu.

Chính phủ cho biết việc dự kiến lợi ích và chi phí cụ thể của các nhiệm vụ tái cơ cấu như vậy sẽ được ước tính và đề xuất cụ thể tại các đề án và kế hoạch tái cơ cấu của ngành và lĩnh vực, như tại đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng.

Thứ hai, về lộ trình thực hiện, Chính phủ xác định “kiên quyết xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, lành mạnh hóa thị trường tài chính, đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu một cách hiệu quả và thực chất, áp dụng các biện pháp phá sản đối với các ngân hàng thương mại yếu kém”.

Về khả năng thứ nhất, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói, ông không nghĩ là sẽ dùng ngân sách trực tiếp để xử lý nợ xấu và tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, nhưng ngân sách gián tiếp thì có thể.

“Lâu nay ta vẫn dùng ngân sách gián tiếp như tăng dự phòng rủi ro của hệ thống ngân hàng lên. Việc này làm cho chi phí ngân hàng thương mại tăng lên thì không thể nào hạ lãi suất thấp xuống, điều đó thì người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế phải chịu. Thứ hai là trích lập dự phòng rủi ro tăng lên thì ảnh hưởng đến lợi tức, đến thu nhập doanh nghiệp và ảnh hưởnh đến ngân sách, đó là sử dụng gián tiếp. Tôi nghĩ sẽ không chi khoản nào trực tiếp”, Bộ trưởng trao đổi.

Với định hướng áp dụng các biện pháp phá sản đối với các ngân hàng thương mại yếu kém, quan điểm của Bộ trưởng Dũng là khi đi vào kinh tế thị trường, phải chấp nhận cho giải thể, phá sản.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh: “Tất nhiên bảo đảm an toàn hệ thống là cần thiết, nhưng là đến mức độ nào. Chính phủ đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền, nhưng còn những “anh” ngân hàng bê bết quá thì không thể để tồn tại được”.

“Bết bát quá thì cứu mãi sao được, người dân và xã hội thì cần ồn định, nhưng thị trường cần minh bạch chỗ này, mình cứ chạy theo các ngân hàng yếu kém là thiếu minh bạch”, ông nói.

http://vneconomy.vn/tai-chinh/bo-truong-tai-chinh-ngan-hang-bet-bat-qua-thi-cuu-mai-sao-duoc-20161021104142622.htm

Các tin tức khác

>   Dự thảo quy định về hoạt động bao thanh toán của TCTD (21/10/2016)

>   Lãi suất cho vay tiêu dùng sẽ do công ty tài chính và khách hàng thỏa thuận? (21/10/2016)

>   Giá vàng giảm về mức 35.63 triệu đồng/lượng (21/10/2016)

>   VIB: 9 tháng 2016, tín dụng tăng 12%, nợ xấu giảm (21/10/2016)

>   VCB: Lãi ròng 9 tháng đầu năm tăng 40%, đạt 5,058 tỷ đồng (21/10/2016)

>   VCB: Lãi ròng 9 tháng đầu năm tăng 40%, đạt 5,058 tỷ đồng (21/10/2016)

>   Ngân hàng lớn ăn đong: Cổ đông Nhà nước, anh là ai? (20/10/2016)

>   Moody’s nâng xếp hạng tín nhiệm lên B2 cho ABBank (20/10/2016)

>   Moody’s nâng xếp hạng tín nhiệm lên B2 cho ABBank (20/10/2016)

>   Giá vàng tăng túc tắc lên mức 35.70 triệu đồng/lượng (20/10/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật