Thứ Sáu, 07/10/2016 10:10

Ai đang nắm quyền ở JVC?

Sau sự rút lui của những thành viên trong gia đình Nguyên Chủ tịch Lê Văn Hướng tại CTCP Thiết bị Y tế Việt Nhật (HOSE: JVC), ẩn số về người thay thế vẫn còn là điều mà phần đông nhà đầu tư thắc mắc, đặc biệt khi thông tin về những nhân sự HĐQT xuất hiện sau đó hoàn toàn không được tiết lộ. Nhờ ĐHĐCĐ thường niên vừa diễn ra, những thắc mắc này đã phần nào được giải đáp.

DI và JVC: Mối duyên vẫn chưa dứt?

Đi cùng với sự khủng hoảng của JVC, có lẽ DI Asian Industrial Fund - DIAIF (quỹ DI) được quản lý bởi Dream Incubator là cái tên được nhắc đến nhiều nhất. Không những là cổ đông lớn với thiệt hại không nhỏ nếu có biến cố xảy ra, chính quỹ DI cũng là đơn vị đã đứng ra tổ chức buổi gặp mặt để trấn an nhà đầu tư trong bối cảnh thông tin trái chiều trong cuộc khủng hoảng liên quan đến Nguyên Chủ tịch HĐQT Lê Văn Hướng một năm về trước. Và cũng chính quỹ đầu tư này đã đưa ra tâm thư thể hiện nguyện vọng sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp này rồi ngay sau đó rút người khỏi HĐQT khiến thị trường xuất hiện nhiều thông tin đồn đoán tiêu cực.

Ngay trước thềm ĐHĐCĐ thường niên năm 2016, việc xuất hiện hàng loạt lãnh đạo mới thay thế cho những nhân sự có liên quan đến ông Hướng, vốn dĩ đã có mặt tại JVC rất lâu và nắm nhiều chức vụ quan trọng tại JVC và công ty con, nhưng hoàn toàn không có thông tin cụ thể khiến thị trường dấy lên những những đồn đoán thâu tóm. Tuy nhiên, đằng sau câu chuyện này lại là một diễn biến khác có liên quan đến quỹ DI.

Nhắc lại quá khứ, đầu năm 2012, quỹ đầu tư đến từ Nhật Bản này bất ngờ trở thành cổ đông chiến lược của JVC với việc mua 10 triệu cp, tương đương hơn 31% vốn (vốn điều lệ của JVC tại thời điểm bấy giờ là 241 tỷ đồng). Khi đó, thông qua quá trình hợp tác với JVC, DI đã gửi nhân sự hỗ trợ Công ty trong việc phát triển chiến lược, mở rộng quan hệ kinh doanh với các đối tác Nhật Bản, mà nhờ vậy JVC trở thành một trong những nhà cung cấp thiết bị y tế từ Nhật Bản trong top đầu của Việt Nam. Qua 4 năm cùng hợp tác, đến thời điểm xảy ra biến cố đối với JVC, DI vẫn là cổ đông tổ chức lớn nhất với sở hữu gần 30% vốn.

Quay về với câu chuyện của JVC, mặc dù là người đứng ra tổ chức buổi gặp mặt, đưa ra tâm thư thể hiện quyết tâm gắn bó nhưng giữa tháng 9/2015 – sau biến cố khoảng 3 tháng, cả 2 thành viên HĐQT là người đại diện phần vốn của DI tại JVC là ông Hosono Kyohei và ông Tashiro Masaaki đều có đơn xin từ nhiệm. Khi đó, quỹ DI cũng không có bình luận cũng như giải thích về quyết định này. HĐQT JVC sau đó chỉ còn 5 thành viên, chủ yếu là nhân sự cũ và người có liên quan đến Nguyên Chủ tịch Lê Văn Hướng.

Cuối tháng 4/2016, sau một thời gian dài im ắng trong khủng hoảng, nhân sự HĐQT của JVC tiếp tục có biến động lớn. Những thành viên HĐQT và BKS của nhiệm kỳ 2011 – 2016 được bầu ra trước đây, những cá nhân có liên quan đến ông Hướng đã dần rút lui khỏi vụ trí quan trọng. Sau đó, những nhân vật mới thay thế, ngoài cái tên thì tất cả những thông tin hoàn toàn “bí ẩn”.

* ĐHĐCĐ JVC: Chưa thể đặt kỳ vọng quá xa trong tương lai

* Ngã rẽ mới cho JVC?

Thị trường bắt đầu đồn đoán về thương vụ M&A với Công ty thiết bị y tế này. Tuy nhiên, câu chuyện đằng sau đó lại hoàn toàn khác. Bên lề ĐHĐCĐ thường niên năm 2016, ông Đỗ Thanh Tùng, người đã đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT JVC trong giai đoạn đầu năm 2016 cho biết, những nhân sự mới do DI đề cử. Nhóm nhân sự này không tiếp tục đảm nhận sau ĐHĐCĐ thường niên là bởi việc quản lý được thực hiện cho giai đoạn chuyển giao và xử lý khủng hoảng, hiện tại đã qua khủng hoảng nên việc quản trị tại JVC được giao cho những người khác có chuyên môn thực hiện ở giai đoạn phía sau.

Thực tế theo danh sách trích ngang của những thành viên HĐQT và BKS của JVC được bầu tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2016, quỹ DI đã đề cử 2/5 thành viên HĐQT và 2/3 thành viên BKS cho nhiệm kỳ 2016 – 2021.

Ẩn số Vinamed

Bên cạnh câu chuyện giữa DI và JVC, một cái tên khác đáng chú ý xuất hiện trong danh sách nhân sự HĐQT nhiệm kỳ 2016 – 2021 là ông Phạm Quang Huy, Chủ tịch HĐQT của Tổng Công ty Thiết bị Y tế Việt Nam (Vinamed), Chủ tịch HĐQT của CTCP Dịch vụ - Vận tải Dầu khí Cửu Long (PCT), Thành viên HĐQT của Tổng CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khi (PET). Sau Đại hội, ông Huy cũng đã được HĐQT JVC thống nhất bầu vào vị trí Chủ tịch HĐQT.

Vinamed tiền thân là Cục Vật tư và Xây dựng cơ bản - Bộ Y tế, được thành lập từ năm 1985. Mới đây, Tổng Công ty đã hoàn thành việc cổ phần hóa, chính thức chuyển đổi sang công ty cổ phần với tên gọi Tổng Công ty Thiết bị Y tế Việt Nam - CTCP.

Hoạt động của Vinamed tập trung chính trong việc cung cấp các dịch vụ, trang thiết bị, máy móc y tế, các loại vật tư tiêu hao, hóa chất phòng dịch… cho ngành Y tế. Tổng Công ty hiện phân phối nhiều mặt hàng của các hãng trên thế giới, như Maquet, Weimann…, và là nhà phân phối độc quyền sản phẩm X quang Amico với giải pháp phòng chụp X quang di động.

Mặc dù quỹ DI đang nắm vai trò quan trọng tại JVC nhưng việc xuất hiện Chủ tịch HĐQT của một công ty khác có ngành nghề kinh doanh tương tự cũng là điều cần chú ý. Đặc biệt khi Vinamed chỉ mới được thực hiện cổ phần hóa từ tháng 4/2016 và hoàn toàn chưa lộ diện cổ đông chiến lược (theo kế hoạch cổ phần hóa, Nhà nước chỉ còn sở hữu 20% vốn, cổ đông chiến lược sẽ sở hữu 39.77%, bán đấu giá công khai hơn 40% vốn và phần còn lại bán cho CBCNV).

Qua phiên đấu giá công khai được Vinamed tổ chức cuối tháng 3/2016, CTCP Quốc tế Sơn Hà (HOSE: SHI) đã thực hiện mua vào vào trở thành cổ đông lớn, nhưng SHI chỉ coi đây là khoản đầu tư tài chính.

Theo chia sẻ của ông Đàm Quang Hùng – Phó TGĐ của SHI mới đây, việc SHI đầu tư vào Vinamed nằm trong một kế hoạch thâu tóm một doanh nghiệp Nhà nước đang hoạt động trong lĩnh vực nhựa tiêu dùng, nhựa công nghiệp. Công ty đã có thỏa thuận với một đối tác khác đang sở hữu cổ phần tại công ty mục tiêu. Theo đó, đối tác mà SHI thỏa thuận đang quan tâm đến Vinamed, do vậy SHI sẽ đứng ra mua cổ phần của Vinamed để thực hiện hoán đổi với cổ phần của công ty mục tiêu.

Không được SHI tiết lộ rõ nhưng nếu đối tác của SHI cũng là cổ đông chiến lược được lựa chọn của Vinamed (mà không muốn lộ diện) thì tổ chức này đã sở hữu gần 70% cổ phần của Tổng Công ty này. Và việc Chủ tịch HĐQT Vinamed bất ngờ trở thành Chủ tịch HĐQT JVC có thể sẽ mang ý nghĩa khác./.

Các tin tức khác

>   SWC: Công ty TNHH Một Thành Viên Đầu Tư Hạ Tầng SOTRANS - người có liên quan đến Ủy viên HĐQT - đã mua 4,360,317 CP (07/10/2016)

>   TRS: Nghị quyết HĐQT (07/10/2016)

>   TRS: Nghị quyết HĐQT thông qua tiêu chuẩn danh sách CBCNV được cổ phiếu thưởng (07/10/2016)

>   VNF: Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Thiên Hải - Tổ chức có liên quan đến Phó Chủ tịch HĐQT - đã mua 0 CP (07/10/2016)

>   VNF: Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Thiên Hải - Tổ chức có liên quan đến Phó Chủ tịch HĐQT - đăng ký mua 100,000 CP (07/10/2016)

>   VC7: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (07/10/2016)

>   VNF: Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Thiên Hải - người có liên quan đến Phó Chủ tịch HĐQT - đăng ký mua 100,000 CP (07/10/2016)

>   VNF: Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Thiên Hải - người có liên quan đến Phó Chủ tịch HĐQT - đã mua 0 CP (07/10/2016)

>   PPI: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 19 (06/10/2016)

>   QCG: Nghị quyết và Biên bản ĐHĐCĐ lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản (06/10/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật