Thứ Năm, 29/09/2016 15:22

Vì sao Trung Quốc muốn “có chân” trong nhóm tiền tệ đặc biệt của IMF?

Kể từ ngày 1/10 tới, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc sẽ có một vị thế mới: thành viên trong giỏ Quyền Rút vốn Đặc biệt (SDR) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Điều đó sẽ khiến cho đồng tiền này trở thành một phần của một trong những câu lạc bộ độc quyền, nếu không muốn nói là đặc biệt, nhất trong nền kinh tế toàn cầu, Bloomberg vừa cho biết.

SDR là gì?

SDR được IMF tạo ra vào năm 1969, khi các Chính phủ trên toàn thế giới cần tài sản cho nguồn dự trữ quốc tế của họ, nhưng thời điểm ấy lại không có đủ vàng hay USD. Dù bản thân SDR không phải là một loại tiền tệ nhưng người nắm giữ nó có quyền đổi lấy các loại tiền tệ trong giỏ SDR. Sự có mặt của đồng Nhân dân tệ sẽ là thay đổi đầu tiên trong giỏ SDR kể từ năm 1999, khi đồng Euro thay thế đồng mark Đức và đồng franc Pháp. Tỷ trọng của 5 đồng tiền trong giỏ SDR sắp tới sẽ như sau:

Các SDR quan trọng như thế nào?

Nếu tính theo giá trị thì không quan trọng lắm. Tính đến tháng 3 vừa qua, đã có 204.1 tỷ SDR được cấp cho các thành viên của IMF, tương đương khoảng 285 tỷ USD, một con số “chẳng thấm vào đâu” so với khoảng 11 ngàn tỷ USD dự trữ toàn cầu.

Vậy tại sao Trung Quốc muốn “có chân”?

Sự có mặt của đồng Nhân dân tệ là một sự công nhận về tầm quan trọng của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu và đây là bước đi mà họ thực hiện nhằm làm cho đồng tiền của mình được giao dịch tự do hơn. Ngoài ra, giỏ SDR, dù việc sử dụng của nó có thể là nhỏ, nhưng lại mang đến sự cạnh tranh với đồng USD. Trong một nỗ lực vào năm 2009, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) Chu Tiểu Xuyên tranh luận rằng một hệ thống toàn cầu quá phụ thuộc vào một đồng tiền duy nhất (ý ông muốn nhắc đến đồng USD) về bản chất có nguy cơ dẫn đến những cú sốc. Sự “kết tội” ấy khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc, trong đó có cả Chủ tịch Tập Cận Bình, đã khởi xướng một chương trình có quy mô toàn cầu nhằm đẩy nhanh tiến độ đưa đồng Nhân dân tệ vào giỏ SDR.

Trung Quốc đã làm gì để được chấp thuận?

Sau đợt xét duyệt năm 2010, khi IMF cho rằng đồng Nhân dân tệ không đáp ứng được các tiêu chí để có mặt trong giỏ SDR, Trung Quốc đã làm nhiều việc để đạt được mục tiêu của mình. Các nhà làm chính sách đã để việc định giá đồng Nhân dân tệ cho thị trường quyết định nhiều hơn, cho nhiều cá nhân và công ty nước ngoài được tiếp cận thị trường trái phiếu hơn, bán nợ ở Luân Đôn và có những can thiệp mạnh mẽ để thu hẹp khoảng cách tỷ giá hối đoái ở nước ngoài với tỷ giá trong nước.

Trung Quốc vẫn cần phải làm những gì?

Giới phân tích cho rằng để đồng Nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ toàn cầu chính thì Trung Quốc cần “mở cửa” hơn nữa đối với đầu tư nước ngoài và phải cam kết duy trì tình trạng đó ngay cả khi các thị trường có chuyển biến theo hướng mà giới quản lý Nhà nước không thích. Sự can thiệp mạnh tay từ Nhà nước do hậu quả của vụ phá giá đồng Nhân dân tệ gây ngạc nhiên hồi năm ngoái đã khiến một số người nghi ngờ về cam kết “sẽ dành cho các nguồn lực thị trường nhiều ‘quyền hạn’ hơn nữa” của quốc gia này./.

Các tin tức khác

>   Pokémon Go, Hậu Duệ Mặt Trời và… dịch bệnh Ebola dưới góc nhìn của Trader (30/09/2016)

>   Tỉ phú Trump mất cả tỉ đô la (29/09/2016)

>   OPEC đồng ý cắt giảm sản lượng lần đầu trong 8 năm (29/09/2016)

>   Vàng giảm liền 2 phiên chờ tin từ các quan chức Fed (29/09/2016)

>   Dầu vọt hơn 5% khi OPEC đồng ý cắt giảm sản lượng (29/09/2016)

>   Tám ngân hàng lớn nhất của Mỹ có thể phải tăng dự trữ vốn (28/09/2016)

>   Ngân hàng trung ương nhiều nước có thể thất bại khi chống giảm phát (28/09/2016)

>   Vàng thế giới rơi xuống đáy 1 tuần  (28/09/2016)

>   Dầu trượt dốc gần 3% khi kỳ vọng về thỏa thuận sản lượng dần phai nhạt (28/09/2016)

>   World Bank tái bổ nhiệm Chủ tịch Jim Yong Kim (28/09/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật