Thứ Hai, 26/09/2016 13:08

Vì sao chính sách lãi suất Đông Nam Á đang phân hóa?

Sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thông báo giữ nguyên lãi suất vào thứ Tư tuần trước, các ngân hàng trung ương Đông Nam Á đã có những cách tiếp cận khác nhau đối với chính sách tiền tệ, Bloomberg cho biết.

 

Cụ thể, Ngân hàng Trung ương Indonesia đã hạ thấp lãi suất chính sách bớt 0.25% trong ngày thứ Năm, khớp với dự báo của hầu hết các chuyên gia kinh tế trong cuộc thăm dò ý kiến của Bloomberg. Trong khi đó, Philippines lại giữ nguyên lãi suất khi ngân hàng trung ương nước này cân nhắc khả năng thắt chặt tiền tệ trong tương lai nhằm đối phó với áp lực giá từ nền kinh tế đang tăng trưởng quá nhanh. Điều này đi ngược lại với bối cảnh lãi suất thấp của Mỹ và cũng đang khơi dậy lòng tham của nhà đầu tư đối với các tài sản có lợi suất cao hơn ở các thị trường mới nổi.

“Các quốc gia khác trong khu vực như Indonesia cần nhận được sự hỗ trợ hơn nữa từ những nhà hoạch định chính sách, có thể là sự hỗ trợ về mặt tiền tệ hoặc là tài khóa”, nhận định của Eugenia Victorino, chuyên gia kinh tế tại Ngân hàng ANZ tại Singapore. “Nhưng Philippines lại là một trường hợp khác”.

Hiện tăng trưởng của hai quốc gia trên đang đối mặt với nhiều rủi ro khác nhau: NHTW Indonesia đã liên tục nới lỏng kể từ đầu năm nay, cụ thể họ đã cắt giảm lãi suất đến 4 lần nhằm đối phó với đà sụt giảm của giá hàng hóa. Trong khi đó, Philippines là một trong những nền kinh tế mở rộng nhanh nhất châu Á, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 2 tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái.

NHTW Indonesia đã hạ lãi suất repo đảo ngược kỳ hạn 7 ngày xuống còn 5% trong ngày thứ Năm, đưa số lần cắt giảm lãi suất trong năm nay lên con số 5. Với việc lạm phát tháng 8 thấp hơn mức mục tiêu từ 3-5% – khi chỉ đạt 2.8% – các nhà hoạch định chính sách của nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á này thừa sức để tiếp tục chính sách nới lỏng của mình.

Sau quyết định trì hoãn nâng lãi suất của Fed hôm thứ Tư tuần trước, đồng rupiah của Indonesia và đồng peso của Philippines đã tăng tới 0.4% so với đồng USD trong ngày thứ Năm.

“Hành động giữ nguyên lãi suất của Fed cho thấy họ có vẻ rất kiên nhẫn”, Amando Tetangco, Thống đốc NHTW Philippines, chia sẻ trong một tin nhắn qua điện thoại trước khi ra quyết định lãi suất. “Đối với thị trường của chúng tôi, hành động trên có nghĩa là chúng tôi có thể chứng kiến sự suy yếu của đồng peso trong ngắn hạn cho đến khi Fed nhóm họp lần nữa. Thậm chí điều này có thể khuyến khích nhà đầu tư thực hiện nhiều giao cực dịch cực ngắn hạn nhằm hưởng lợi từ hoạt động kinh doanh tiền tệ hưởng chênh lệch lãi suất (carry trade)”.

Tín hiệu nâng lãi suất

NHTW Philippines, Bangko Sentral ng Pilipinas giữ lãi suất chính sách tại mức 3%, khớp với dự báo của tất cả 16 chuyên gia kinh tế trong cuộc khảo sát của Bloomberg. Trong tháng 5, ngân hàng này tuyên bố sẽ cải cách chính sách, bao gồm hạ thấp lãi suất cơ bản và thu hẹp biên độ lãi suất.

Tổng thống Rodrigo Duterte, người vừa nhậm chức trong tháng 6, tập trung vào thúc đẩy tăng trưởng lên tới 7% trong năm nay, nhờ sự gia tăng của chi tiêu cơ sở hạ tầng và lượng cầu trong nước tăng cao.

Trong khi lạm phát toàn phần (headline inflation) vẫn biến động nhẹ ở mức 1.8% trong tháng 8, thì lạm phát lõi (core inflation) đã nhích lên 2% và nhiều khả năng tiếp tục tăng cao, theo tính toán của Gundy Cahyadi, chuyên gia kinh tế của DBS Group Holdings Ltd. tại Singapore. NHTW nước này có thể bắt đầu thắt chặt thanh khoản trong các tháng tới bằng cách gia tăng các hoạt động bán đấu giá các tài sản huy động kỳ hạn của họ, trước khi nâng lãi suất cơ bản trong năm tới, ông nhận định.

Chia sẻ trước khi đưa ra quyết định, ông cho biết thêm: “Trong khi Bangko Sentral ng Pilipinas có vẻ khá thoải mái với quỹ đạo lạm phát hiện tại, thì dự báo xu hướng chính sách tiền tệ trong năm 2017 sẽ nghiêng về khả năng nâng lãi suất”./.

Các tin tức khác

>   Mỹ-EU khó hoàn tất thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới (25/09/2016)

>   Một tháng sau động đất, kinh tế Italy thiệt hại hơn 4 tỷ euro (24/09/2016)

>   Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã kêu gọi EU giảm thêm nợ cho Hy Lạp (24/09/2016)

>   5 so sánh về nợ công Mỹ khi đạt mức 20 ngàn tỷ USD (24/09/2016)

>   ECB cho gần 250 ngân hàng thuộc Eurozone vay hàng chục tỷ USD (24/09/2016)

>   Dầu sụt mạnh nhất từ giữa tháng 7 nhưng vẫn tăng giá tuần qua (24/09/2016)

>   Chủ tịch Fed cảnh báo các rủi ro tiềm ẩn thời gian tới (23/09/2016)

>   Warren Buffett sẽ chọn ngân hàng nào thay cho Wells Fargo? (23/09/2016)

>   Thủ tướng Nga: Sẽ không in tiền để bù đắp thiếu hụt ngân sách (23/09/2016)

>   Chính phủ Nga giải thể nhiều ngân hàng nhằm củng cố nền kinh tế (23/09/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật