Thứ Năm, 15/09/2016 09:14

Trung Quốc: Đầu ra cho 70% tôm xuất khẩu của Việt Nam

Trung Quốc được coi là thị trường thay thế đầy tiềm năng trong bối cảnh xuất khẩu sang các thị trường truyền thống sụt giảm. Đây được coi là mảng sáng nhất trong bức tranh xuất khẩu tôm của Việt Nam nửa đầu năm nay với tổng sản lượng đạt 263.7 triệu USD, tăng 35.7% tính tới thời điểm 15/08/2016.

Sau khi sụt giảm trong 3 quý đầu năm 2015, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc bắt đầu khởi sắc trong quý 4/2015 và duy trì đà tăng trưởng liên tục cho tới tháng 8 năm nay. Tính tới tháng 8 năm nay, xuất khẩu trong tháng 5 đạt giá trị cao nhất so với các tháng còn lại. So với các tháng cùng kỳ năm 2015, xuất khẩu trong tháng 6/2016 đạt mức tăng trưởng tốt nhất 99.2% so vớicùng kỳ năm trước.

Trung Quốc hiện là thị trường tiêu thụ tôm sú lớn nhất của Việt Nam (chiếm khoảng 70%). Ngày 15/12/2015, lệnh cấm nhập khẩu tôm sú sống vào Trung Quốc chính thức được dỡ bỏ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tăng xuất khẩu tôm sú vào thị trường này. Năm 2015, tỷ trọng tôm sú xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc gấp đôi so với tôm chân trắng. Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu tôm sống, tươi, đông lạnh từ Việt Nam, chiếm khoảng 95% tổng xuất khẩu tôm sang thị trường này. 6 tháng đầu năm nay, tỷ trọng tôm sú Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc gấp 1.6 lần so với tôm chân trắng.

Theo ITC, nhập khẩu tôm của Trung Quốc năm 2015 đạt 102,843 tấn; trị giá 754.5 triệu USD; tăng 31.7% về khối lượng và 36% về giá trị. Ecuador là nhà cung cấp tôm chính cho Trung Quốc, chiếm 25% tổng giá trị nhập khẩu tôm của Trung Quốc. Việt Nam đứng thứ 10 trong số các nhà cung cấp tôm chính cho Trung Quốc, chiếm 1.4%. Trung Quốc hiện có xu hướng tăng nhập khẩu tôm để đáp ứng nhu cầu chế biến và tiêu thụ trong nước.

Được biết, Ecuador là đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam trên thị trường Trung Quốc. Năm 2015, Ecuador xuất khẩu 50% sản lượng tôm sang Trung Quốc. Dự kiến năm 2016, đây vẫn là thị trường quan trọng của các nhà xuất khẩu Ecuador.

Rào cản về kỹ thuật

Tuy nhiên, xuất khẩu sang Trung Quốc cũng phải đối mặt với một số khó khăn như Trung Quốc chưa có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh về xuất nhập khẩu thủy sản, rủi ro trong thanh toán và thị trường không ổn định về cả lượng nhập khẩu và giá. Không chỉ vậy, Trung Quốc còn tăng rào cản kỹ thuật với một số mặt hàng thủy sản của Việt Nam. Các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đang gặp một số khó khăn như thông tin mạng quản lý phía Trung Quốc yêu cầu, muốn xuất khẩu vào nước này thì nhà máy chế biến phải có code vào Trung Quốc và nhà xuất khẩu phải nằm trong danh sách được nước này phê chuẩn. Cơ quan thẩm quyền của Việt Nam đang làm việc với phía Trung Quốc để tháo gỡ những rào cản kỹ thuật này và đẩy mạnh việc xuất khẩu ổn định thủy sản trong đó có tôm sang thị trường này./.

Các tin tức khác

>   Lỗ lớn, nợ nhiều, Đạm Ninh Bình “kêu cứu” Thủ tướng (14/09/2016)

>   Ngư dân miền Trung sẽ nhận bồi thường 6 tháng thiệt hại (14/09/2016)

>   Việt Nam và Hongkong ký thỏa thuận hợp tác với tổng giá trị 10 tỷ USD (14/09/2016)

>   Tạm ngừng đăng ký mới xuất khẩu cá tra sang Hoa Kỳ (14/09/2016)

>   Điều chỉnh độ cao thiết kế đường Kinh Dương Vương, quận Bình Tân, TP.HCM (14/09/2016)

>   TP.HCM kiến nghị Thủ tướng xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 (14/09/2016)

>   Đầu tư gần 870 tỷ đồng xây dựng đường song hành tại nút giao An Phú (14/09/2016)

>   TP.HCM phê duyệt đề án tăng chất lượng đàn bò sữa (14/09/2016)

>   Giám đốc công ty thủy sản ở Bạc Liêu lừa ngân hàng (14/09/2016)

>   Đề xuất bỏ quỹ bình ổn giá bán lẻ điện và thóc, gạo  (13/09/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật