Thứ Sáu, 23/09/2016 08:26

Nhịp đập Thị trường 23/09: VN-Index đóng cửa cao nhất phiên

Với việc 3 cổ phiếu có tầm ảnh hưởng lớn nhất thị trường là VNM (+2,800), GAS (+800) và VIC (+350) đều tăng điểm tốt nên sức ép từ các cổ phiếu còn lại lên chỉ số đã được giảm thiểu bất chấp số lượng cổ phiếu giảm (14) là nhiều hơn so với nhóm tăng điểm (11) trong danh mục VN30.

Ở phần còn lại, hôm nay là ngày giao dịch không thành công của nhóm cổ phiếu ngân hàng như CTG (-100), VCB (-150), STB (-100) và dầu khí với hàng loạt cổ phiếu mất điểm tại thời điểm đóng cửa là PVD (-300), PGD (-1,900), PVS (-200), …

VN-Index đóng cửa tăng 0.4%, lên đứng tại 674.09 điểm, ghi nhận mức cao nhất trong phiên. Kết thúc sau đó 15 phút, HNX-Index và UPCoM-Index cũng đánh dấu ngày giao dịch thành công về mặt điểm số khi lần lượt tăng 0.02% và 0.19%. Mặc dù vậy, thanh khoản khớp lệnh báo giá lại nhận điểm trừ khi chỉ đạt hơn 2,600 tỷ đồng, không bao gôm giá trị thỏa thuận.

14h: Phân hóa trái chiều ở nhiều nhóm cổ phiếu

Đà tăng tuy không mạnh mẽ nhưng có sức lan tỏa tốt, một số cổ phiếu như CII (+200), HSG (+200), PTB (+600) đã chuyển sang tăng điểm bất chấp buổi sáng giao dịch khá ảm đạm. Cổ phiếu DRH với thông tin LN đạt 24 tỷ và kế hoạch mua KSB (-1,600) đang được trợ giá tốt khi tăng 500 đồng/cp.

Ở chiều ngược lại, HBC (-100), KBC (-100), MSN (-1,700) hay SSI, PVD, VCB lại là các cổ phiếu quay đầu giảm sau khi tăng điểm khá tốt trước đó.

Đến 14h15, VN-Index vẫn tăng nhẹ 0.18% tuy nhiên, tương quan cung cầu lẫn áp lực bán trên thị trường đang cho thấy mức điểm 675 là không dễ để chinh phục, ít nhất là ngay trong phiên giao dịch.

Loại trừ giao dịch thỏa thuận, HHS, DLGFLC đang là 3 cổ phiếu sôi động nhất thị trường với lần lượt 11.3 triệu, 5.3 triệu và 4.9 triệu đơn vị được giao dịch, đóng góp đáng kể vào con số 152.7 triệu cổ phần được mua bán trên toàn thị trường.

Phiên sáng: Chưa thoát khỏi xu hướng giằng co

Kết phiên sáng, cả hai sàn vẫn giữ được sắc xanh nhờ các mã lớn trụ tốt. Tuy nhiên đáng chú ý là khối lượng giao dịch khớp lệnh lại sụt giảm đáng kể.

Theo đó, VN-Index tạm dừng phiên sáng tại 672.88 điểm, tăng 1.5 điểm hay 0.22% trong khi HNX-Index tăng 0.02% để dừng tại 83.32 điểm. Khối lượng giao dịch khớp lệnh trên sàn HOSE chỉ đạt gần 53 triệu cp, tương ứng 979 tỷ đồng.

Lực mua tại VNM (+1,500) và FPT (+650) lan tỏa dần ra các cổ phiếu lớn khác như GMD (+650), HCM (+350), KDC (+250) hay REE (+550), … đã giúp các chỉ số quay đầu tăng điểm ở cuối giờ giao dịch buổi sáng. 

Điểm nổi bật là giao dịch thỏa thuận chiếm gần 32 triệu cp, tương ứng 1,667 tỷ đồng, trong đó FPT giao dịch gần 23 triệu cp, với giá trị đạt 1,125 tỷ đồng, VNM thỏa thuận gần 3 triệu cp, giá trị 398 tỷ đồng.

10h10: FPT thỏa thuận 800 tỷ đồng

Sau khi có diễn biến khá tích cực, VN-Index đã quay trở lại giảm điểm khi lực cung tăng lên trong khi cầu chưa thực sự sẵn sàng.

Tại thời điểm 10h10, VN-Index giảm nhẹ 0.02%, lui về 671.24 điểm, HNX-Index mất 0.09% trong khi UPCoM vẫn ở mức cao hơn tham chiếu. Toàn sàn có 60.45 triệu đơn vị khớp lệnh, giá trị tương đương đạt 1,596 tỷ đồng, tuy nhiên, cần lưu ý trong đó đã bao gồm hơn 800 tỷ giao giao dịch thỏa thuận của FPT.

HPG (-100) giảm nhẹ do lo ngại nguồn cung lớn từ 108 triệu cp về tài khoản vào ngày 28/09/2016, tuy nhiên, mức giảm này không đáng kể và chưa làm thay đổi xu hướng tăng giá ngắn hạn của cổ phiếu này.

Mở cửa: Giằng co trước ngưỡng kháng cự

Áp lực chốt lời ngắn hạn đã khiến thị trường mở cửa khá giằng co, 2 chỉ số chính giảm nhẹ trong khi UPCoM dao động trên mức tham chiếu.

FPT (+550) sau thông tin SCIC có thể thoái 5.9% cổ phần trong năm nay được nhắc lại trên các diễn đàn, đã tiếp tục có sự bứt phá ấn tượng và hiện đang giao dịch sôi động. Hiện tại, đã có hơn 220,000 đơn vị được giao dịch khớp lệnh, trong khi đó, KLGD thỏa thuận đã lên đến 4.13 triệu đơn vị, phần lớn là giao dịch của khối ngoại.

Ngoài FPT thì các bluechip thị giá lớn còn lại như VNM, BVH, MSN,… chưa có biến động đáng kể, thay vào đó, các cổ phiếu midcaps như BHS (+150), DAG (+150), GMD (+250), … lại đang thu hút được dòng tiền

Phép thử cho VN-Index

Sau tuần review danh mục của ETF, cộng hưởng với các thông tin tích cực từ Fed và BOJ, VN-Index đã có chuỗi 4 phiên giao dịch tích cực và tăng liên tục, ghi nhận 20.07 điểm cộng thêm, tương đương 3.08% so với cuối tuần trước, một mức tăng rất ấn tượng.

Cùng với đó, động thái giao dịch của khối NĐT nước ngoài cũng cho thấy sự biến chuyển khả quan khi khối này mua ròng trở lại trong 2 phiên gần đây, tính chung cả tuần, giá trị mua ròng đạt mức 327.6 tỷ đồng. Trong 4 phiên vừa qua, MSN là cổ phiếu được mua ròng mạnh mẽ nhất với 6.15 triệu đơn vị, ông lớn ngành chứng khoán là SSI cũng được mua ròng 2.98 triệu trong khi đại diện dầu khí PVT xếp thứ 3 với hơn 2 triệu cổ phần.

Phiên 23/09 được xem là phép thử quan trọng đối với VN-Index tại ngưỡng kháng cự 675 điểm, vốn chưa được chinh phục thành công trong nhiều năm trở lại đây.

Diễn biến của các cổ phiếu dẫn dắt tiếp tục là động lực chủ yếu cho VN-Index theo đó, HPG vẫn vững vàng trong kênh giá đi lên, VIC tăng điểm khả quan sau khởi đầu thuận lợi từ phiên 09/09/2016. Hai cổ phiếu GAS, BVH lần lượt vượt đỉnh 6 tháng sau một thời gian tích lũy, trong khi đó, VNM, MSN hay VCB hồi phục nhưng chưa cho thấy độ tin cậy.

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily 23/09: Áp lực bán tăng lên có đáng lo ngại? (22/09/2016)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 22/09: Rising Window xuất hiện (22/09/2016)

>   Nhịp đập Thị trường 22/09: Chốt lời mạnh hơn cuối phiên (22/09/2016)

>   Vietstock Daily 22/09: Đối diện thử thách? (21/09/2016)

>   Vietstock Daily 22/09: Đối diện thử thách? (21/09/2016)

>   Vietstock Daily 22/09: Đối diện thử thách? (21/09/2016)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 21/09/2016:  Mục tiêu 672-675 điểm (21/09/2016)

>   Nhịp đập Thị trường 21/09: Đóng cửa trên 668 điểm (21/09/2016)

>   Vietstock Daily 21/09: Dòng tiền vào thị trường đang rất khả quan (20/09/2016)

>   Vietstock Daily 21/09: Dòng tiền vào thị trường đang rất khả quan (20/09/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật