Thứ Hai, 19/09/2016 20:00

Chuyển động dòng tiền tuần 12-16/09:

“Mượn tay” ETF để bắt đáy hàng đầu cơ

Trong tuần giao dịch 12-16/09, chịu ảnh hưởng chung từ đà giảm mạnh của thị trường trước hoạt động cơ cấu danh mục của các quỹ ETF khiến các cổ phiếu đầu cơ lao dốc mạnh mẽ. Song, đây chính là nhóm cổ phiếu có dòng tiền tăng trưởng mạnh nhất.

Trong tuần giao dịch qua, thanh khoản trên thị trường và điểm số đã có sự đối lập với nhau. VN-Index kết tuần giảm 2.33% đứng tại 651.31 điểm và HNX-Index đóng cửa tuần giảm 2.5% đang dừng ở 82.36 điểm. Tuy nhiên, thanh khoản thị trường trên hai sàn đồng loạt tăng mạnh với khối lượng khớp lệnh trung bình phiên trên sàn HOSE đạt 110.4 triệu đơn vị/phiên, tăng 13% so với tuần giao dịch trước; sàn HNX đạt hơn 40 triệu cổ phiếu/phiên, tăng nhẹ 0.25%.

Cũng phải nói thêm rằng thanh khoản hai sàn chỉ cải thiện khi ETF thực hiện cơ cấu danh mục mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần. Nhà đầu tư trong nước đã tranh thủ nhịp giảm mạnh để gia tăng bắt đáy, đáng chú ý là nhóm hàng đầu cơ. Trên HOSE, có 49 mã có khối lượng giao dịch tăng so với tuần giao dịch trước đó (xét trên nhóm cổ phiếu có giao dịch bình quân trên 100,000 đơn vị/phiên) và gần 2/3 trong số đó là cổ phiếu đầu cơ. Có thể thấy rằng nhà đầu tư trong nước đã “mượn tay” ETF để kích hoạt dòng tiền bắt đáy.

Xét ở con số tuyệt đối thì TTF, FLC, ITA, DLG, HQC, HHS, FIT, HAR, TSC, KSA, VHG… có khối lượng giao dịch dẫn đầu thị trường. So với tuần trước thì đây đều là những mã có thanh khoản tăng vượt bậc mà đứng đầu là TTF. Dòng tiền đầu cơ đã đổ vào cổ phiếu TTF sau chuỗi giảm sàn liên tục ở tuần trước đó, đẩy khối lượng giao dịch bình quân đạt hơn 1.5 triệu cp/phiên, tăng phi mã 917% so với tuần trước.

Bộ đôi TSC và FIT cũng có giao dịch ấn tượng với khối lượng giao dịch bình quân lần lượt đạt 1.3 và 2.2 triệu cp/phiên, cùng tăng trên dưới 170% so với tuần giao dịch trước đó. Dòng tiền vào TSC và FIT khá đồng điệu với lực cầu bắt đáy tăng mạnh trong 2 phiên giảm sàn giữa tuần. Kết tuần, giá của FIT và TSC vẫn giảm hơn 17%. Đây một mức giá vô lý và là diễn biến bất thường của thị trường bởi mọi hoạt động của công ty vẫn đang diễn ra đúng kế hoạch là ý kiến của ông Bùi Xuân Trung, Phó Tổng giám đốc CTCP Đầu tư F.I.T (HOSE: FIT). Ông Trung cho biết, FIT đã trải qua hơn 2 năm của quá trình tái cấu trúc toàn diện, chuyển đổi từ mô hình đầu tư – dịch vụ tài chính sang đầu tư chi phối các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực, ngành hàng cơ bản như thực phẩm, nông nghiệp, chăm sóc sức khỏe, hóa mỹ phẩm, và giờ đây thêm cả nước uống, sắp tới sẽ có bất động sản. Giai đoạn đầu của quá trình này, lợi nhuận doanh nghiệp sẽ có xu hướng bật mạnh nhờ những rà soát về quy trình, cắt giảm chi phí, bán các tài sản không phát huy hiệu quả kinh doanh, và ưu tiên cho đầu tư nhân sự chất lượng. Nhưng sau đó, các doanh nghiệp này không thể đứng im tại chỗ được, vì với những doanh nghiệp có đặc điểm như chúng tôi lựa chọn tại thời điểm tái cấu trúc, quy mô hoạt động thường không lớn. Vì thế, sau giai đoạn ổn định về nền tảng tài chính, nhân sự, hệ thống kinh doanh sẽ là giai đoạn mở rộng hoạt động.

Trở lại với giao dịch chung của thị trường trong tuần qua, những mã liên quan đến cơ cấu danh mục của ETF tạo đột biến về dòng tiền giao dịch. Trong đó, PVT và DPM tăng ấn tượng nhất, lần lượt tăng 452% và 183% so với tuần trước đó. Được biết, ETF tuần qua buộc bán ra 12 triệu cp PVT và 3.7 triệu cp DPM. Hay như trường hợp của STB, cổ phiếu này bị ETF bán ra hơn 10 triệu đơn vị nhưng dòng tiền nội đã cân bằng với lượng cung ngay trong phiên cuối tuần. Kết quả là STB có khối lượng giao dịch bình quân tăng 168%, đạt gần 3.5 triệu cp dù giá đã giảm 6%.

Bên cạnh đó thì ITA, NT2, SSI và FLC đều là những mã hút được dòng tiền trong đợt tái cơ cấu của ETF này.

Ở chiều ngược lại, nhóm Mid Cap như DRC, VNS, FCN, BFC, REE, CTI, CSM, VHC, DRH, SJS, GIL… suy yếu dòng tiền. Giảm mạnh nhất trong số này là DRC khi khối lượng giao dịch bình quân chưa đến 185,000 cp/phiên, giảm 66% so với tuần trước đó.

Top 20 mã có thanh khoản tăng/giảm cao nhất sàn HOSE

 

Trên sàn HNX, câu chuyện ngoại bán nội gom diễn ra kịch tính không kém. Và cổ phiếu nổi bật nhất chính là SHB khi dòng tiền đã tăng từ 1.5 triệu cp/phiên lên 6.5 triệu cp/phiên, tương ứng 344% trong lúc giá cổ phiếu giảm 8%. SHB đã bị quỹ ETF “xả hàng” khoảng 22 triệu cp trong tuần qua, thế nhưng nhà đầu tư trong nước không ngần ngại bắt đáy số lượng này. Tại phiên 16/09, SHB khớp lệnh hơn 24 triệu đơn vị, mức lớn nhất trong hơn 3 năm qua.

Ngoài SHB, 3 mã nữa có giao dịch bình quân tăng trên 100% gồm AAA, MAC và ITQ.

Trái lại, những thông tin từ việc bắt bớ nguyên lãnh đạo đã khiến PVX vừa sụt giảm 4.4% giá trị vừa hụt 74% thanh khoản, chỉ còn hơn 1.4 triệu đơn vị/phiên.

Top 20 mã có thanh khoản tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX

 

Ngoài ra, VIC và TTF là hai mã duy nhất thuộc top dẫn đầu thanh khoản lẫn tăng giá trên HOSE. Bộ đôi này đã vượt qua thử thách từ đợt cơ cấu danh mục của quỹ ETF (VIC bị bán 4 triệu cp và TTF bị bán 4.5 triệu cp). Tương tự, trê sàn HNX là MAC và DPS.

Khối ngoại tiếp tục là câu chuyện được giới đầu tư quan tâm nhất trong tuần qua khi kết thúc tuần họ bán ròng gần 1,981 tỷ đồng trên cả hai sàn.  Trên HOSE, lực bán ròng tập trung mạnh nhất là ở HPG với 436.8 tỷ đồng; tiếp theo là VNM với 287.9 tỷ đồng, VCB với 275.1 tỷ đồng, SSI với 137.8 tỷ đồng… Về phía mua ròng là các mã như HSG với gần 132.62 tỷ đồng, tiếp theo là GAS với 26.9 tỷ, EVE với 22.4 tỷ đồng... Trên sàn HNX, giá trị bán ròng mạnh của khối ngoại tập trung chủ yếu ở SHB với 91.46 tỷ đồng, PVS với 66.2 tỷ đồng và VGP với 5.45 tỷ đồng; ngược lại mua ròng chủ yếu ở VCG và BVS với 102.8 tỷ và 9 tỷ đồng.

Các tin tức khác

>   Baseafood: Hủy đăng ký công ty đại chúng (19/09/2016)

>   Masan Consumer Holdings muốn mua 5 triệu cp Hàng tiêu dùng Masan (19/09/2016)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 19/09: Test vùng 655-657 điểm (19/09/2016)

>   VNM, CII, HDG và DGC còn hấp dẫn để đầu tư? (19/09/2016)

>   118 DNNY tuân thủ đúng và đầy đủ nghĩa vụ công bố thông tin năm 2016 (19/09/2016)

>   Nhịp đập Thị trường 19/09: Hồi phục ấn tượng (19/09/2016)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 19/09 (19/09/2016)

>   TPP: Phó TGĐ Nguyễn Thị Ly bị phạt 35 triệu đồng vì bán cp trước ngày đăng ký (16/09/2016)

>   CDC: Một cá nhân bị phạt vì mua cp quá số lượng đăng ký (17/09/2016)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 16/09/2016: MACD đang tiệm cận ngưỡng zero-base (16/09/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật