Thứ Năm, 08/09/2016 13:53

Lãi suất cho vay đã tương đối hợp lý?

So sánh lãi suất cho vay của Việt Nam với các nước trong khu vực...

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố thông tin về tình hình hoạt động ngân hàng tháng 8/2016, cùng đánh giá sức ép lên lãi suất cho vay đã giảm.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, hiện lãi suất cho vay phổ biến khoảng 6-9%/năm đối với kỳ hạn ngắn và 9-11%/năm đối với trung và dài hạn - Ảnh: Quang Phúc.

Báo cáo cho biết, trong 8 tháng đầu năm, mặc dù có áp lực tăng nhưng với việc thực hiện linh hoạt các giải pháp điều hành của Ngân hàng Nhà nước, mặt bằng lãi suất huy động được giữ ổn định, qua đó giảm sức ép lên lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng trong điều kiện lạm phát có xu hướng tăng cao hơn cùng kỳ các năm trước.

Mặt bằng lãi suất về cơ bản diễn biến ổn định. Từ cuối tháng 4/2016, các ngân hàng thương mại nhà nước và một số ngân hàng thương mại cổ phần đã giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn và đưa lãi suất cho vay trung và dài hạn về tối đa 10%/năm đối với các khách hàng vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, hiện lãi suất cho vay phổ biến khoảng 6-9%/năm đối với kỳ hạn ngắn và 9-11%/năm đối với trung và dài hạn.

Trong một báo cáo khác, Ngân hàng Nhà nước cho rằng, lãi suất cho vay như trên của Việt Nam “vẫn ở mức tương đối hợp lý so với nhiều nước trong khu vực”. Nhận định này được đặt trong tương quan cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam so với bên ngoài.

So sánh trên được đưa ra khi thời gian qua nhiều ý kiến cho rằng lãi suất cho vay của Việt Nam quá cao so với các nước trên thế giới, khiến doanh nghiệp thêm bất lợi trong cạnh tranh.

Tuy nhiên, như trên, cùng với nhận định “tương đối hợp lý”, Ngân hàng Nhà nước dẫn chiếu số liệu công bố của Ngân hàng Thế giới (WB) về lãi suất cho vay của một số nước trong khu vực những năm gần đây để so sánh.

Ví dụ như, lãi suất cho vay (lending interest rate) của Myanmar ở mức 13%/năm, Indonesia là 12,7%/năm, Ấn Độ là 10,3%/năm, Thái Lan là 6,6%/năm, Philipines là 5,5%/năm, Singapore là 5,4%/năm; nhiều nước đang phát triển khác tại châu Á và châu Phi có lãi suất cho vay từ 15-17%/năm trong năm 2015…

Dù đã tương đối hợp lý, cùng sức ép lên mặt bằng lãi suất đang thể hiện ở xu hướng lạm phát tăng cao hơn những năm trước, nhưng trong báo cáo công bố hôm qua (7/9), Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện các biện pháp cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, duy trì ổn định lãi suất huy động, tiết giảm chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh để có điều kiện giảm lãi suất cho vay.

Hoàng Vũ

vneconomy

Các tin tức khác

>   Huy động gần 33 ngàn tỷ đồng trái phiếu trong tháng 8 (08/09/2016)

>   Tăng trưởng tín dụng giữ nhịp độ ổn định (08/09/2016)

>   Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới giảm về 340,000 đồng/lượng (08/09/2016)

>   Thủ tướng cử thành viên tham gia BCĐ phòng chống rửa tiền (08/09/2016)

>   Vietcombank trình hồ sơ bán cổ phần cho nước ngoài lên NHNN (07/09/2016)

>   BIDV: Bất ngờ triệu tập ĐHĐCĐ bất thường năm 2016 thay cho lấy ý kiến bằng văn bản (08/09/2016)

>   Nguyên Chủ tịch Trần Bắc Hà không còn là người đại diện 40% vốn Nhà nước tại BIDV (07/09/2016)

>   Nhiều nhà băng tăng lãi suất huy động và động thái trái chiều của DongABank (09/09/2016)

>   Đã có khác biệt trong xử lý tài khoản “bỗng nhiên” mất tiền (07/09/2016)

>   Dài cổ… chờ mua nhà ở xã hội (07/09/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật