Thứ Sáu, 23/09/2016 16:31

Kiểm soát chặt môi trường trong việc tháo dỡ tàu biển đã qua sử dụng

Chiều 21/09, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân đã có buổi làm việc với Tổng cục Môi trường về việc hoàn thiện Thông tư quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động tháo dỡ tàu biển đã qua sử dụng.

Hoạt động phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng mang lại lợi ích về kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tạo ra các giải pháp, cơ hội tiếp tục duy trì ngành công nghiệp đóng tàu trong giai đoạn khó khăn để từng bước phục hồi và phát triển. Tuy nhiên, cho phép nhập khẩu tàu biển để phá dỡ có thể gây ra những mặt bất lợi ảnh hưởng đến môi trường nếu các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước không kiểm soát, kiểm tra, quản lý chặt chẽ.

Theo thống kê của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO), thế giới hiện có khoảng 50,000 tàu vận tải đang hoạt động, hầu hết các tàu này có tuổi thọ trung bình từ 25 - 30 năm và khi hết hạn phục vụ, chúng sẽ được phá dỡ. Một số nước như Ấn Độ, Trung Quốc và Pakistan, Bangladesh, Trung Quốc hình thành hẳn ngành công nghiệp phá dỡ tàu biển. 90% tàu cũ trên thế giới hiện được phá dỡ tại các nước châu Á như: Ấn Độ, Bangladesh, Trung Quốc, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ.

Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân

Thứ trưởng cho biết, tại Việt Nam nghề phá dỡ tàu cũ thành đã trở thành một ngành kinh doanh đem lại nhiều lợi nhuận cho không ít doanh nghiệp với chi phí đầu tư thấp, thu hút hàng nghìn lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, đóng góp vào ngân sách Nhà nước hàng trăm tỷ đồng. Thành phố Hải Phòng là địa điểm diễn ra hoạt động phá dỡ tàu biển rầm rộ nhất, tại đây có tới 9 cơ sở với tổng năng lực phá dỡ đạt khoảng 100,000 - 120,000 tấn, trong đó lớn nhất là Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng, Nhà máy sửa chữa tàu biển Nam Triệu. Nếu tiếp tục cho phép việc phá dỡ tàu biển thì sẽ mang lại lợi ích khá lớn về kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại bất cập đối với việc phá dỡ tàu biển tại Việt Nam. Đối với tàu biển Việt Nam, khi triển khai thực hiện thì hầu hết cơ sở phá dỡ tàu biển đang có nhu cầu phá dỡ đều thiếu điều kiện thủ tục hành chính về đất đai, môi trường, chưa được cấp phép hoạt động nên đến nay vẫn chưa triển khai thực hiện được. Đối với tàu biển nước ngoài do doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, nhiều tàu trong tình trạng bán tàu không ai mua, phá dỡ tàu tại Việt Nam thì vướng luật, đưa tàu ra nước ngoài phá dỡ thì tiền thu được từ phá dỡ không đủ chi phí để đảm bảo điều kiện đi biển của tàu.

Trước những vấn đề đó, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân nhấn mạnh, việc phá dỡ tàu biển mang lại lợi ích cao nhưng nếu không thể kiểm soát hoạt động nhập khẩu tàu đã qua sử dụng về tháo dỡ thì lại gây ảnh hưởng khôn lường đến môi trường biển. Thứ trưởng đề nghị Tổng cục Môi trường cần nghiên cứu kỹ tình hình nhập khẩu tàu đã qua sử dụng để phá dỡ tại Việt Nam cũng như trên thế giới; nghiên cứu đề xuất sửa đổi Nghị định 19/2015/NĐ-CP, Nghị định 114/2014/NĐ-CP để phù hợp trước những vấn đề môi trường xảy ra như hiện nay. Đồng thời, nhanh chóng hoàn thiện, ban hành Thông tư, quy chuẩn, hướng dẫn phá dỡ tàu biển mang quốc tịch Việt Nam, nghiên cứu hướng giải quyết đối với các tàu Việt Nam mang quốc tịch nước ngoài./.

Các tin tức khác

>   Sắp có thêm cảng hàng không quốc tế (23/09/2016)

>   Những “quả bom” mang tên thủy điện! (23/09/2016)

>   Tổng công ty Đường sắt xin ứng 471 tỉ đồng trả nợ (22/09/2016)

>   TP.HCM: Những tính toán cho năm hội nhập 2017 (22/09/2016)

>   Người tiêu dùng có đòi được 230 tỉ đồng vì... nhắn tin? (22/09/2016)

>   Thanh tra phát hiện “vi phạm” tới gần 93.000 tỉ đồng (22/09/2016)

>   Hà Nội: Chi 8,700 tỷ đồng để xây dựng hai nhà máy nước (22/09/2016)

>   Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu của phụ nữ lên 58, nam giới lên 62 (22/09/2016)

>   Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn (22/09/2016)

>   Thận trọng khi đẩy mạnh xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc (22/09/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật