Thứ Hai, 08/08/2016 15:28

Vì sao Trung Quốc và Nga đang mua nhiều vàng đến thế?

Tin vui cho những người thích đầu tư vào vàng là Trung Quốc và Nga, 2 quốc gia sản xuất vàng lớn thứ 1 và thứ 3 thế giới sắp bắt kịp với những nước lớn khác về lượng vàng dự trữ chính thức của mình, MarketWatch đưa tin.

Còn tin không vui là 2 quốc gia này, hiện đang lần lượt xếp thứ 6 và thứ 7 trên thế giới về lượng vàng dự trữ, sẽ phải mất khoảng 6 năm mới bằng được 2 quốc gia đang giữ vị trí thứ 4 và thứ 5 là Pháp và Ý.

Bắc Kinh và Moscow đang tăng lượng vàng nắm giữ vì nhiều lý do, từ giảm sự phụ thuộc quá mức vào đồng USD - mà đặc biệt là trong trường hợp của Nga, vì nước này đang bị ảnh hưởng nặng nề do lệnh cấm vận của phương Tây và Mỹ gây ra - cho đến không hài lòng với mức lợi nhuận thấp hoặc âm, vì họ cũng đang nắm giữ các đồng tiền châu Âu, trong đó có đồng euro.

Trung Quốc dường như đang theo đuổi một chiến dịch mang tính chiến lược hơn trong việc chống lại sức mạnh của đồng USD, mà điển hình là đã đưa được đồng nhân dân tệ vào quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) kể từ ngày 1/10 này sau nhiều năm nỗ lực, và có thể đây sẽ là tiền đề để đồng Nhân dân tệ trở thành một đồng tiền dự trữ trong tương lai.

Năm ngoái, Trung Quốc đã hé lộ một phần về lượng dự trữ vàng của mình sau 6 năm yên lặng. Theo đó, lượng vàng mà quốc gia này đang nắm giữ là 1,658 tấn (tính tới tháng 6/2015), cao hơn nhiều so với mức công bố trước đó là 1,054 tấn, và theo giá thị trường mới nhất là khoảng 70.5 tỷ USD, dù rằng con số này chỉ chiếm 2.1% trong tổng lượng dự trữ quốc tế của Trung Quốc.

Tổng lượng vàng chính thức mà Trung Quốc đang nắm giữ được xem là khá lớn vì ngoài lượng vàng mà nước này mua được từ các sàn giao dịch quốc tế, quốc gia này còn có một lượng vàng khác, thu được từ việc khai thác các mỏ trong nước.

Quốc gia đang nắm giữ vàng nhiều nhất là Mỹ, với 8,134 tấn – cao gấp hơn 4 lần so với Trung Quốc (1,808 tấn), và gấp hơn 5 lần so với Nga (1,499 tấn). Xếp ở vị trí thứ 2 là Đức với 3,380 tấn, IMF cũng đang nắm giữ 2,814 tấn, Ý 2,452 tấn, còn Pháp 2,436 tấn.

Theo IMF, nơi ghi nhận lượng vàng nắm giữ hàng tháng của các quốc gia và cứ định kỳ 2 tháng lại có báo cáo về vấn đề này, Trung Quốc đã mua khoảng 11 tấn/tháng kể từ tháng 1 đến tháng 4/2016, nhưng lượng dự trữ trong tháng 5 lại không thay đổi. Nếu Trung Quốc muốn vượt qua được thử thách dài hạn thật sự trước sự thống trị tiền tệ của Mỹ thì có thể trong những năm tới Bắc Kinh sẽ có một hành động “ngoạn mục” hơn nhằm thu hẹp khoảng cách với các quốc gia đang nắm giữ nhiều hơn, hoặc là bằng cách đưa lượng sản xuất trong nước vào nguồn dự trữ, hoặc là dàn xếp một hình thức mua bán với quy mô lớn nào đó với các tổ chức đang nắm giữ vàng trên quốc tế, cả tư nhân lẫn chính thức.

Theo số liệu mới nhất của IMF, so với Trung Quốc, từ tháng 1 đến tháng 6/2016, lượng vàng dự trữ bình quân mà Nga mua vào hàng tháng đã tăng lên mức 14 tấn/tháng. Tuy nhiên, với lượng dự trữ ít hơn Trung Quốc 300 tấn, Nga vẫn sẽ cần đến 6 năm mới bắt kịp Pháp và Ý.

Bên cạnh đó, có tin cho là Quỹ Con đường Tơ lụa của Trung Quốc đang thảo luận với Hội đồng Vàng Quốc gia của Trung Quốc nhằm liên kết khai thác mỏ vàng Vasilkovskoye do công ty Glencore sở hữu ở Kazakhstan.

Ngoài ra, ngân hàng quốc doanh ICBC Standard Bank của Trung Quốc, đang được xếp thứ nhất thế giới tính theo tài sản, đã đồng ý mua lại mảng kinh doanh kim loại quý của Barclays, bao gồm cả trụ sở hiện đại của ngân hàng này ở Luân Đôn, một điều cho thấy mong muốn của Trung Quốc trong việc trở thành không chỉ là nhà giao dịch vàng mà còn là nơi nhận giữ thuộc bên thứ ba cho những tổ chức nắm giữ vàng tư nhân và chính thức khác.

Theo thống kê từ Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) và những nguồn khác, mà phần lớn là sử dụng dữ liệu của IMF, tổng lượng vàng nắm giữ trên thế giới trong năm ngoái đã tăng 702.5 tấn, vượt xa con số 176.7 tấn trong năm 2014, và đạt 32,733 tấn vào tháng 12/2015, mức cao nhất kể từ năm 2002 khi các ngân hàng trung ương, đặc biệt là ở các quốc gia phát triển, tham gia vào một đợt tổng bán tháo. Phần lớn đà tăng trên bắt nguồn từ việc cập nhật lại số liệu về lượng vàng mà Trung Quốc nắm giữ hồi năm ngoái.

Báo cáo về Đầu tư Công Toàn cầu 2016 của Diễn đàn Các định chế Tài chính và Tiền tệ Chính thức xuất bản hồi mùa hè này viết: “Vàng đã trở nên ngày càng hấp dẫn như là một sự thay thế cho các đồng tiền dự trữ do đồng euro, yen và franc Thụy Sĩ đều suy yếu so với đồng USD trong năm 2015, trong khi các nền kinh tế mới nổi cũng muốn đa dạng hóa nguồn dự trữ nhằm tránh xa các tài sản của Mỹ. Khoảng 10 ngàn tỷ USD nợ công đang cho lợi nhuận âm từ tháng 6/2016 trở đi, làm nảy sinh các thách thức dành cho giới đầu tư và tạo ra các rủi ro hỗn loạn thị trường khi các chính sách lãi suất thay đổi. Áp lực giảm phát tại nhiều nền kinh tế đã và đang phát triển đã nâng cao tầm quan trọng của vàng như một công cụ cất giữ giá trị và một quỹ để phòng ngừa sự bất ổn trên thị trường tài chính”./.

Các tin tức khác

>   Giá vàng dao động nhẹ quanh ngưỡng 36.5 triệu đồng/lượng (08/08/2016)

>   Vàng lao dốc mạnh nhất trong 10 tuần (06/08/2016)

>   Giá vàng trong nước "xập xình" quang ngưỡng 36.80 triệu đồng/lượng (05/08/2016)

>   Vàng tăng nhẹ sau quyết định hạ lãi suất của BoE (05/08/2016)

>   Giá vàng trong nước giảm hơn 120,000 đồng/lượng (04/08/2016)

>   Sốc giá vàng nhảy múa, đầu tư có rủi ro? (04/08/2016)

>   Vàng rút khỏi đỉnh 2 năm sau báo cáo từ ISM và ADP (04/08/2016)

>   Giá vàng tăng 80,000 đồng, vượt ngưỡng 36.8 triệu đồng/lượng (03/08/2016)

>   Vàng tăng hơn 10 USD/oz lên cao nhất trong hơn 2 năm (03/08/2016)

>   Giá vàng và tỷ giá trung tâm cùng giảm (02/08/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật