Thứ Năm, 11/08/2016 20:30

Tiền từ Trung Quốc ồ ạt đổ vào thung lũng Silicon: Mừng hay lo?

Startup Quixey từng là sự ghen tỵ của nhiều người ở thung lũng Silicon khi công ty này công bố thương vụ đầu tư 110 triệu USD từ Alibaba, một trong những công ty công nghệ hùng mạnh nhất và lớn nhất Trung Quốc.

Tuy nhiên, sau hai đợt “bơm vốn” vào năm 2013 và 2015, Alibaba đột ngột cung cấp thêm tiền, khiến startup này “sống dở chết dở”, cho tới khi Alibaba đưa ra đề nghị: “Chúng tôi sẽ cho các bạn vay và các bạn phải hứa là không được kiện”. Và sau nhiều tháng vất vả thương lượng, Quixey cũng có được một thương vụ mới: được vay 30 triệu USD nhưng kèm theo những điều kiện được cho là “tệ hơn nhiều so với trước đó”.

Theo Washingtonpost.com, lượng tiền từ Trung Quốc rót vào thung lũng Silicon đã tác động sâu sắc đến sự bùng nổ của các startup trong khu vực này. Trong hai năm qua, các gã khổng lồ Internet như Alibaba, Baidu và Tencent, vốn được xem là Amazon, Google và Facebook của Trung Quốc, cũng như hàng trăm nhà đầu tư cá nhân, công ty gia đình, và các công ty quốc doanh khác đã đua nhau chiếm giữ thị phần trong các công ty công nghệ hiện đại nhất của khu vực này.

Không kể lĩnh vực bất động sản, đầu tư từ Trung Quốc vào thung lũng Silicon đã lên đến 6 tỷ USD vào cuối nửa đầu năm 2016. Và theo số liệu của Tập đoàn Nghiên cứu Rhodium, hơn phân nửa lượng đó diễn ra trong 18 tháng qua.

Về phần các startup Mỹ, họ đang “khát” vốn từ các công ty giàu có và những triệu phú mới nổi đến từ Trung Quốc hơn bao giờ hết, đặc biệt là khi môi trường huy động vốn ở thung lũng Silicon ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn. Ngoài ra, giới đầu tư Trung Quốc cũng có thể giúp họ mở ra cơ hội tiếp cận với lượng khách hàng giàu có của Trung Quốc cho những dịch vụ và sản phẩm đang đối mặt với sự bão hòa thị trường ở Mỹ.

Những thương vụ đầu tư như thế có thể làm thay đổi quỹ đạo của một công ty non trẻ. “Việc huy động vốn ở thung lũng Silicon sẽ không diễn ra suôn sẻ nếu không có dòng tiền đến từ Trung Quốc”, nhận định của ông Chris Nicholson, CEO của Skymind.io, một công ty về trí thông minh nhân tạo mới thành lập được hai năm và đã nhận được nguồn vốn huy động từ Tencent và những nhà đầu tư Trung Quốc khác. Ông cho biết những startup từng bị giới đầu tư mạo hiểm từ chối ở Sand Hill Road vẫn có thể nhận được tiền từ Trung Quốc và “điều đó đã làm thay đổi cục diện”.

Tuy nhiên, cũng có sự không tin tưởng nhau từ cả hai phía. Các startup Mỹ ý thức được những “chiến thuật” và sức mạnh mà một số người chơi đến từ Trung Quốc muốn tác động lên họ. Một số khác thì lo ngại sáng tạo của họ bị nhái. Còn về phía những nhà đầu tư Trung Quốc mới tham gia cuộc chơi, họ lại không muốn bị thiếu tôn trọng hay xem là những “tay mơ”, hay thậm chí là đã bỏ ra “tiền ngu”.

Và theo các chuyên gia, chuyện một nhà đầu tư tiếp nhận ý tưởng từ một startup rồi “trở mặt” và đầu tư vào một startup khác cũng không phải không phổ biến. Dẫu vậy, nhiều startup Mỹ không thể bỏ đi dù biết đó là một thương vụ tồi. “Là nhà sáng lập, công việc của bạn là giữ cho ‘đứa con’ của mình được sống, vì thế bạn không thể đặt quá nhiều câu hỏi khi có ai đó mang tiền đến cùng với các điều khoản không được hoàn hảo cho lắm”, Nicholson chia sẻ.

Bỏ qua những bất đồng lẫn rào cản về văn hóa và ngôn ngữ, nhìn chung, giới doanh nhân và đầu tư cho rằng nguồn đầu tư đến từ Trung Quốc đã mở ra nhiều cánh cửa mới. Chẳng hạn như CloudFlare, một startup về an ninh web sau thương vụ bất thường với Baidu vào năm 2015 đã có thể tiếp cận được hàng triệu người tiêu dùng Trung Quốc. Còn Artsy, một ngôi chợ nghệ thuật trực tuyến đã phát triển được thị trường của mình nhờ vào nguồn đầu tư từ Trung Quốc. Tương tự, Magic Leap, một startup về thực tế ảo đã được mời đến trình diễn trước hàng trăm kỹ sư Trung Quốc tại hội chợ ở Thượng Hải sau khi được Alibaba rót tiền đầu tư trong năm nay./.

Các tin tức khác

>   Ngân hàng Thế giới đối mặt cuộc khủng hoảng năng lực lãnh đạo (11/08/2016)

>   Giới đầu tư đừng nên nghe những gì các ngân hàng trung ương nói? (11/08/2016)

>   Sau 365 ngày: Thị trường không còn sợ hãi khi Nhân dân tệ rớt giá (11/08/2016)

>   Thêm một NHTW thế giới cắt giảm lãi suất (11/08/2016)

>   Các tỷ phú thế giới đang giữ tiền mặt kỷ lục (11/08/2016)

>   Dòng vốn ra khỏi Nga có xu hướng chững lại trong nửa đầu năm (11/08/2016)

>   Paladi lên cao nhất hơn 1 năm, vàng và bạc leo dốc (11/08/2016)

>   Dầu lao xuống đáy 1 tuần khi sản lượng Ả-rập Xê-út cao kỷ lục (11/08/2016)

>   Vàng quay đầu tăng nhẹ sau 2 phiên sụt giảm liên tiếp (10/08/2016)

>   Dầu rút lui trước khả năng OPEC đóng băng sản lượng (10/08/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật