Thứ Tư, 17/08/2016 08:44

“Tiền chết” của các ngân hàng

“Chất lượng tài sản thấp vẫn là rủi ro đối với ngành ngân hàng”, đó là đánh giá gần đây của Ngân hàng Thế giới (WB) về rủi ro hệ thống của ngân hàng Việt Nam. Không những thế, tại một số ngân hàng, tỷ trọng tài sản không sinh lời đang có dấu hiệu tăng lên, càng ảnh hưởng đến hệ số sinh lời của các ngân hàng. Với áp lực lạm phát ảnh hưởng đến mặt bằng lãi suất trong thời gian tới, chất lượng tài sản các ngân hàng có thể càng thêm suy yếu.

Bất động sản thường được dùng làm tài sản bảo đảm cho các khoản vay ngân hàng. Ảnh: TUỆ DOANH

Về cơ bản, tài sản của một ngân hàng có thể phân ra làm hai phần chính là tài sản sinh lời và tài sản không sinh lời, trong đó tài sản sinh lời thường chiếm trên 90% tổng tài sản tại các ngân hàng với dư nợ cho vay chiếm tỷ trọng chủ yếu. Tuy nhiên, những năm gần đây, phần tài sản không sinh lời của một số ngân hàng đã tăng lên mức cao hơn, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động và khả năng sinh lời của ngân hàng.

Chất lượng tài sản thấp

Dư nợ cho vay là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản sinh lời nói riêng và tổng tài sản nói chung của một ngân hàng. Tuy nhiên, nợ xấu tăng cao trong những năm gần đây khiến chất lượng tín dụng của các ngân hàng xuống mức rất thấp. Chẳng những thế, giá trị các tài sản bảo đảm cho các khoản vay, thường là bất động sản, cũng bị giảm giá mạnh trong bối cảnh thị trường nhà đất sụt giảm mạnh.

Trong thời kỳ phát triển tín dụng dễ dãi trước đây, các tài sản bảo đảm thường được định giá cao để nâng giá trị khoản vay, nhưng đến khi phát sinh nợ quá hạn, các ngân hàng buộc phải chuyển nhóm nợ thì họ lại ít khi muốn định giá lại giá trị các tài sản bảo đảm cho sát giá trị thực, dẫn đến trích lập dự phòng rủi ro chưa đầy đủ.

Thực tế không loại trừ có những nhóm khách hàng tìm cách vay vốn tại các ngân hàng và móc nối thổi giá trị tài sản bảo đảm lên cao chót vót để được vay vốn nhiều hơn. Sau đó, dòng vốn này được rót vào các tài sản khác, rồi các tài sản mới mua này lại được thế chấp ở các ngân hàng, được định giá cao hơn giá trị thực để rút vốn ra. Vòng quay mua thêm các tài sản rồi thế chấp, vay vốn cứ thế tiếp tục...

Như vậy, với một khoản tiền ban đầu, nhóm khách hàng này đã sử dụng đòn bẫy vốn vay từ ngân hàng quay vòng và đẩy tổng tài sản lên rất cao, nhờ vào các chiêu thức móc nối thổi giá trị tài sản bảo đảm. Mục tiêu của những nhóm khách hàng như trên là tìm lợi nhuận từ mức chênh lệch giữa giá trị thực của tài sản bảo đảm và giá trị định giá của ngân hàng để vay vốn, còn việc thanh lý, xử lý tài sản bảo đảm sau đó nếu phát sinh thành nợ xấu là chuyện của... ngân hàng.

Xem thêm tại đây

Hồ Lê

TBKTSG

 

Các tin tức khác

>   Đại án 9.000 tỉ: Đề nghị Phạm Công Danh 30 năm tù (17/08/2016)

>   “Cấm cửa” doanh nghiệp trục lợi nhà ở xã hội (16/08/2016)

>   Ngân hàng Nhà nước và niềm hy vọng về vai trò “hải đăng” (16/08/2016)

>   Đại án 9.000 tỉ: Lời khai của các bị cáo là thiếu căn cứ (16/08/2016)

>   ACB: Đang xử lý khoản tiền gửi tại GPBank, lập dự phòng cho tiền gửi tại CB (16/08/2016)

>   NHNN bơm ròng 3,000 tỷ đồng qua kênh tín phiếu (16/08/2016)

>   Tổng tài sản có toàn hệ thống tín dụng tăng 7.5% sau 6 tháng đầu năm (16/08/2016)

>   Giá vàng tăng gần 50,000 đồng, vượt ngưỡng 36.7 triệu đồng/lượng (16/08/2016)

>   Cho vay nặng lãi ung dung tồn tại (16/08/2016)

>   NHNN lên tiếng về hoạt động của MaritimeBank (15/08/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật