Thứ Sáu, 05/08/2016 10:36

Những mánh lới buôn tiền

Có hay không việc một số doanh nghiệp bắt tay với ngân hàng để buôn tiền?

Khoảng cách giữa lãi suất tiền đồng và ngoại tệ thường được tận dụng để tối ưu hóa nguồn vốn. Ảnh: Tuệ Doanh

Theo các chuyên gia làm trong lĩnh vực ngân hàng tài chính, chúng tôi được biết, với các doanh nghiệp, việc tối ưu hóa nguồn vốn bằng các giao dịch với ngân hàng và đối tác để hưởng chênh lệch giá trị tiền tệ không có gì lạ và trong đó có những hành vi pháp luật không cấm. Song vẫn còn những trường hợp gây ra bất cân bằng về lợi ích, bóp méo thị trường...

Nhóm doanh nghiệp có nhiều cơ hội buôn tiền thường là các công ty có dòng tiền mạnh, nhiều tiền mặt, như các công ty cung cấp dịch vụ, hàng tiêu dùng nhanh, bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng, các dịch vụ và hàng hóa thu tiền ngay... như hàng không, thực phẩm, nước giải khát, dịch vụ, du lịch...

Những khe hở đô - đồng

Có một số trường hợp phổ biến các doanh nghiệp hay làm để tận dụng khoảng cách giữa lãi suất tiền đồng và ngoại tệ trên thị trường.

Thứ nhất là khai thác sự chênh lệch giữa lãi suất tiền đồng và đô la Mỹ trong thời gian ngắn. Ví dụ, doanh nghiệp vay ngoại tệ để sản xuất hàng xuất khẩu với lãi suất đô la Mỹ 2%/năm. Sau khi bán hàng, thu tiền đô về, doanh nghiệp bán số đô la đó cho ngân hàng lấy tiền đồng nhưng chưa trả nợ (có thể chưa đến kỳ hạn thu nợ) và lại tiếp tục gửi với lãi suất 5%. Rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu buôn tiền theo kiểu này nên doanh thu từ hoạt động tài chính trong những thời kỳ tỷ giá ổn định khá cao.

Với các doanh nghiệp nhập khẩu, họ thường ký hợp đồng trả chậm với khách hàng nước ngoài, thường là 180 ngày. Sau khi nhập khẩu hàng về Việt Nam và bán hết hàng, thu được tiền đồng thì doanh nghiệp sẽ gửi ở ngân hàng để được lãi suất. Vì tiền đồng thường được Ngân hàng Nhà nước cam kết không phá giá quá 3%/năm, nên với lãi suất tiền gửi là 6-7%/năm, thì doanh nghiệp gửi tiền đồng kỳ hạn 6 tháng vẫn được hưởng chênh lệch 3-3,5%.

Thứ hai, doanh nghiệp “hóa trang” để được hưởng chính sách. Ví dụ, doanh nghiệp xuất nhập khẩu có 100 tỉ đồng, họ đem thế chấp ngân hàng để vay ngoại tệ, sau đó bán đi lấy tiền đồng gửi vào ngân hàng, lấy sổ tiết kiệm tiền đồng đó thế chấp vay tiếp ngoại tệ. Bán ngoại tệ đi lấy tiền đồng gửi tiếp ngân hàng... Vì thế nên có hiện tượng nhiều doanh nghiệp không có hoạt động xuất nhập khẩu song đến cuối kỳ gọi một doanh nghiệp khác bảo, ông bán hàng cho tôi, tôi nhận rồi chuyển lại cho đối tác mua hàng của ông, kỳ thực để hàng “chạy” qua công ty để có hoạt động xuất nhập khẩu. Khi làm như vậy, doanh nghiệp và ngân hàng chỉ rủi ro khi tỷ giá tăng.

“Tung hứng” nội tệ

“Buôn tiền trong doanh nghiệp không phải chuyện lạ, doanh nghiệp chỉ cần vài chục tỉ đồng làm mồi là có thể buôn tiền”, lãnh đạo một ngân hàng nói. Thậm chí, với những doanh nghiệp kinh doanh tốt, được ngân hàng xếp hạng A (nhóm I), được nhiều ngân hàng nài nỉ “làm ơn vay giùm” chỉ phải chịu lãi 3%. Vay 3%/năm, đem gửi ngân hàng khác hưởng lãi suất huy động 6-7%/năm nên chẳng làm gì cũng sống khỏe.

Có những doanh nghiệp có doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh cả ngàn tỉ một năm. Những doanh nghiệp có dòng tiền mặt tốt như vậy buôn tiền hưởng chênh lệch kỳ hạn là bình thường. Có 100 tỉ đồng, anh gửi ngân hàng 18 hay 36 tháng hưởng lãi suất 8,5%/năm. Đó là tiền gửi vòng 1. Vòng 2 là doanh nghiệp lấy sổ tiết kiệm đó thế chấp ngân hàng khác để được vay tối đa 98% của số dư gốc trên sổ tiết kiệm (98 tỉ đồng), ví dụ họ chỉ thế chấp sổ đó vay tiền kỳ hạn 1 tháng, lãi suất doanh nghiệp phải trả ngân hàng 6%/năm. 98 tỉ đồng đó gửi tiết kiệm tiếp (ở chính ngân hàng đó hoặc một ngân hàng có thể trả lãi cao hơn 6%, thường là những ngân hàng nhỏ). Rồi tiếp tục, có thể thế chấp sổ rút ra 90 tỉ đồng, vòng 4 rút ra 85 tỉ đồng. Khi ngân hàng để doanh nghiệp làm vài vòng như thế sẽ tạo đòn bẩy đẩy số tiền doanh nghiệp gửi và vay tại ngân hàng lên rất cao so với tiền gốc.

Ở cách này, tất cả kỳ hạn của tiền gửi vào ngân hàng phải là kỳ hạn dài hơn kỳ hạn vay tiền (thường vay với kỳ hạn 1 tháng) vì kỳ hạn dài lãi suất cao và cố định, còn kỳ hạn ngắn lãi suất thấp hơn và hay thay đổi, vì thế mỗi tháng doanh nghiệp phải vay lại một lần. Nếu mặt bằng lãi suất ổn định hoặc giảm thì doanh nghiệp có lợi. Rủi ro là khi lãi suất tăng, doanh nghiệp sẽ bị thiệt nếu không có tiền trả ngay ngân hàng.

Đặc biệt hơn là không loại trừ trường hợp ngân hàng có phiếu nhận tiền nhưng không có tiền gửi vào. Tất nhiên nhân viên ngân hàng chỉ dám làm việc này nếu có sự đồng ý của lãnh đạo hoặc khi... gan quá to. Trong cùng một ngày doanh nghiệp gửi vào ngân hàng 500 tỉ đồng, đồng thời rút ra 500 tỉ đồng thì sổ sách kế toán của ngân hàng sẽ ghi 0 đồng và sổ quỹ cũng ghi 0 đồng. Song nếu ngân hàng ghi phiếu nhận tiền khống mà cho doanh nghiệp rút ra 500 tỉ đồng thì sổ sách kế toán ghi 0 đồng nhưng sổ quỹ sẽ ghi âm 500 tỉ đồng. Và tiếp theo của trường hợp này, doanh nghiệp có thể gửi tiếp 500 tỉ đó vào ngân hàng, lấy sổ tiết kiệm đó thế chấp ngân hàng vay tiếp theo mô hình xoáy ốc khống lên thành tiền ảo. Nên mới có chuyện không biết tiền đó đi đâu.

... đọc tiếp tại đây

tbktsg

Các tin tức khác

>   Giá vàng trong nước "xập xình" quang ngưỡng 36.80 triệu đồng/lượng (05/08/2016)

>   Ngân hàng Nhà nước: "Cái này tôi có được trả lời không HĐXX?" (05/08/2016)

>   NHNN yêu cầu các ngân hàng triển khai cho vay hỗ trợ nhà ở (04/08/2016)

>   Chỉ số CPI và diễn biến thị trường tiền tệ: Mục tiêu kép cần bảo vệ (04/08/2016)

>   Kết thúc quý 2, tổng tài sản NCB đạt 59 ngàn tỷ, tăng 47% so với cùng kỳ năm trước (04/08/2016)

>   Vụ 9.000 tỉ: Trần Ngọc Bích đưa bằng chứng "tố" Thiên Thanh (04/08/2016)

>   Các ngân hàng lúng túng bố trí vốn cho vay mua nhà ở xã hội (04/08/2016)

>   Xử lý nợ xấu: Sự nhượng bộ cuối cùng? (04/08/2016)

>   Gần 200 triệu đồng trong thẻ ATM bỗng dưng biến mất? (04/08/2016)

>   Giá vàng trong nước giảm hơn 120,000 đồng/lượng (04/08/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật