Thứ Tư, 24/08/2016 14:56

Nhiều hoài nghi về cơ cấu tổ chức của mô hình siêu ủy ban

Theo chuyên gia từ Ngân hàng Thế giới (World Bank), có lý do để lo ngại rằng cơ cấu tổ chức với 6 phòng ban là cồng kềnh, lãng phí, hoặc tệ hơn, có thể trở thành bộ máy quan liêu can thiệp vào hoạt động hàng ngày của các doanh nghiệp. Đây là vấn đề bất cập đang diễn ra đối với Ủy ban giám sát tài sản nhà nước của Trung Quốc (SASAC).

Hội thảo “Cơ quan chuyên trách đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với Việt Nam” được tổ chức tại Hà Nội, chiều 23/08/2016.

Chiều ngày 23/08/2016, Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) đã tổ chức hội thảo “Cơ quan chuyên trách đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại doanh nghiệp - Kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với Việt Nam” bàn về đề xuất thành lập Ủy ban quản lý như dự thảo Nghị định về thực hiện các quyền và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước.

Tại buổi hội thảo, hàng loạt các ý kiến, khuyến nghị quan trọng và cụ thể từ chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước về những vấn đề liên quan đã được đưa ra, trong đó có những lưu ý quan trọng về việc thành lập “siêu” ủy ban này. Buổi hội thảo với sự góp mặt của hai vị chuyên gia cố vấn đến từ World Bank là ông Dag Detter và ông William P.Mako.

Ông Dag Detter, Chuyên gia cố vấn của World Bank cho rằng có nhiều vấn đề phải giải quyết rõ trong dự thảo Nghị định về Ủy ban quản lý giám sát vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp là một bước cải cách quan trọng so với tình trạng phân tán các cấu thành của quản trị DNNN ở Việt Nam hiện nay.

Điều 6a của dự thảo đặt mục tiêu thành lập cơ quan chuyên trách để tách bạch chức năng chủ sở hữu với các chức năng khác của Nhà nước trong quản lý kinh tế. Tuy nhiên, theo ông Dag Detter, đây là mục tiêu rất tham vọng, và nếu thực hiện được sẽ là bước tiến bộ. Để đạt được mục tiêu đó, dự thảo cần quy định rõ các cơ quan quản lý Nhà nước khác không có bất cứ can thiệp nào vào DNNN ngoài những vấn đề thuộc chức năng quản lý Nhà nước chung đối với các doanh nghiệp.

Vị chuyên gia từ World Bank cũng cho rằng trách nhiệm tối đa hóa giá trị vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp theo dự thảo là rất khó thực hiện, ví dụ việc đề ra mục tiêu tối đa hóa giá trị có thể khuyến khích đầu tư ngoài ngành. Ngoài ra, việc này có thể khuyến khích đại diện chủ sở hữu Nhà nước sa đà vào việc mua bán, sử dụng và định đoạt tài sản.

Riêng với cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên trách này, Điều 9.5 của dự thảo quy định cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên trách gồm 6 đơn vị chuyên môn (Ban Đầu tư tài chính; Ban Phân tích, dự báo, kế hoạch và đầu tư chiến lược; Ban Đầu tư phát triển hạ tầng và năng lượng; Ban Công nghệ thông tin và truyền thông; Ban Công nghiệp chế tác; Ban Đầu tư và Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp). Ngoài ra là văn phòng, các bộ phận hỗ trợ, tổ chức đoàn thể, hội đồng tư vấn.

Tuy nhiên, theo ông Dag Detter, có lý do để lo ngại rằng cơ cấu tổ chức với 6 phòng ban này là cồng kềnh, lãng phí hoặc tệ hơn, có thể trở thành bộ máy quan liêu can thiệp vào hoạt động hàng ngày của các doanh nghiệp. Đây là vấn đề bất cập đang diễn ra đối với Ủy ban giám sát quản lý tài sản Nhà nước của Trung Quốc (SASAC).

Nếu áp dụng kinh nghiệm thực hiện quyền sở hữu của Bộ Công nghiệp Thụy Điển, thì nên tổ chức cơ quan chuyên trách thành một nhóm nhỏ 3 người (1 người chính, 1 người dự bị và 1 trợ lý nghiên cứu). Nhóm 3 người phụ trách 1-3 Tập đoàn/Tổng công ty kể cả CTCP.

Sự kết hợp của nhóm chuyên nghiệp, có trình độ với người đại diện tại doanh nghiệp là đủ để thực hiện quyền sở hữu Nhà nước đối với các Tập đoàn, Tổng Công ty” – vị chuyên gia từ World Bank nhận định.

Để hoạt động với mô hình nêu trên, người đứng đầu cơ quan chuyên trách chỉ định một người thay mặt cơ quan tương tác với mỗi doanh nghiệp. Mỗi một người thay mặt đó có thể tương tác với người đại diện tại các doanh nghiệp. Theo ông Dag Detter, nếu không có cơ chế này, người thay mặt cơ quan chỉ có thể tương tác với toàn bộ HĐTV/HĐQT doanh nghiệp Nhà nước và chỉ vào những dịp nào đó (ĐHĐCĐ hoặc tương đương). Mục đích của cơ chế này là để khuyến khích tính tự chủ của HĐTV/HĐQT và hạn chế sự can thiệp của nhân viên cơ quan chuyên trách vào hoạt động hàng ngày của DNNN.

Ngoài ra, một vấn đề khác cũng cần quan tâm là làm rõ vai trò của các cơ quan có liên quan. Một số cán bộ của các bộ quản lý ngành có thể mất đi vai trò, đương nhiên không ủng hộ dự thảo. Vì vậy, theo vị chuyên gia World Bank, cần có các biện pháp như hỗ trợ nâng cao năng lực ban hành chính sách kinh doanh, chính sách vĩ mô; chuyển các cán bộ liên quan sang cơ quan chuyên trách (tuy nhiên biện pháp này cũng tiềm nguy cơ các cán bộ này tiếp tục can thiệp vào DNNN như đã diễn ra ở SASAC)…/.

Các tin tức khác

>   Chi 88 tỷ đồng ngân sách cho Dự án nút giao cắt đường sắt Hà Nội- Hải Phòng (24/08/2016)

>   Ô tô nhập khẩu tăng 25% trong tháng 7 (24/08/2016)

>   Bộ Tài nguyên - Môi trường: Thanh tra 19 dự án du lịch ven biển (24/08/2016)

>   Các KCN, KKT góp hơn 50% kim ngạch xuất khẩu cả nước (24/08/2016)

>   Doanh nghiệp dệt may Mexico tìm cơ hội hợp tác tại Việt Nam (23/08/2016)

>   VN cần hơn 10 tỉ đô la Mỹ cho ngành cấp thoát nước (23/08/2016)

>   Đóng cửa dây chuyền sản xuất nhà máy giấy gây ô nhiễm (23/08/2016)

>   Samsung “bước chân” vào logistics hàng không Việt Nam (22/08/2016)

>   Xuất khẩu dệt may hụt hơi (22/08/2016)

>   Phần lớn môi trường biển miền Trung an toàn để tắm và nuôi thủy sản (22/08/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật