Thứ Hai, 29/08/2016 09:28

Nhiệt điện Hải Dương chậm tiến độ: Vốn Trung Quốc

Nhiều chuyên gia đã đưa ra dự báo Việt Nam sẽ chịu thiệt thòi khi chủ đầu tư Malaysia dùng vốn Trung Quốc để xây nhà máy nhiệt điện Hải Dương.

Dự án tiến độ chậm chạp, tỉnh sốt ruột 

Dự án Nhiệt điện BOT Hải Dương, vốn đầu tư gần 2 tỷ USD, đã chính thức khởi công xây dựng nhà máy vào cuối tháng 3/2016.

Tổng diện tích của Dự án là hơn 199 ha, thuộc địa bàn 3 xã Phúc Thành, Quang Trung và Lê Ninh, huyện Kinh Môn - tỉnh Hải Dương.

Theo cam kết, nhà máy sẽ vận hành thương mại tổ máy số 1 vào tháng 12/2019 và tổ máy số 2 vào tháng 6/2020.

Tuy nhiên đến nay, lãnh đạo tỉnh Hải Dương vẫn không khỏi sốt ruột trước tiến độ triển khai của dự án này.

Tại buổi làm việc với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc hồi đầu tháng 7 vừa qua, lãnh đạo tỉnh Hải Dương đã đề nghị Chính phủ, Bộ Công thương quan tâm chỉ đạo nhà đầu tư - Tập đoàn Jaks Resources Bhd (Malaysia) và Tập đoàn Điện lực Trung Quốc (China Power Engineering Consulting Group Co. Ltd - CPECC) - khẩn trương đẩy nhanh tiến độ xây dựng Dự án.

Nhiều chuyên gia đã đưa ra dự báo Việt Nam sẽ chịu thiệt thòi khi chủ đầu tư Malaysia dùng vốn Trung Quốc để xây nhà máy nhiệt điện Hải Dương.

Nhiều chuyên gia đã đưa ra dự báo Việt Nam sẽ chịu thiệt thòi khi chủ đầu tư Malaysia dùng vốn Trung Quốc để xây nhà máy nhiệt điện Hải Dương.

“Dự án thực sự đang rất chậm”, ông Nguyễn Dương Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đã nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, ông Thái cũng thừa nhận một thực tế đang cản trở tiến độ của dự án. Đó là tuy nằm trên địa bàn tỉnh Hải Dương, nhưng dự án nhà máy nhiệt điện lại do phía Bộ Công thương quản lý. Vì vậy mọi thông tin chi tiết liên quan đến chủ đầu tư, tình hình triển khai cụ thể… sẽ do bộ này nắm. Tỉnh chỉ chịu trách nhiệm giải phóng mặt bằng.

Trước những bức xúc và lo lắng từ địa phương, trong thông báo về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hải Dương, do Văn phòng Chính phủ ban hành cách đây 2 tuần, Thủ tướng đã “giao Bộ Công thương chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 8/2016 về năng lực của nhà đầu tư, những khó khăn, tồn tại dẫn đến việc chậm tiến độ Dự án 39 tháng, đề xuất phương án xử lý”.

Dự báo từ sớm?

Từng trao đổi với Đất Việt xung quanh việc Việt Nam không đủ vốn để xây dựng nhà máy điện Hải Dương nên phải kêu gọi đầu tư, PGS.TS Trương Duy Nghĩa, Chủ tịch hội Khoa học Kỹ thuật Nhiệt Việt Nam khẳng định nhà đầu tư ngoại làm là chúng ta thiệt.

Ông Nghĩa cho hay, ông không rõ việc tập đoàn Trung Quốc tham gia góp vốn vào dự án nhiệt điện ở Hải Dương đã được phía Việt Nam chấp nhận hay chưa.

Tuy nhiên, trong một dự án BOT, chủ đầu tư, tức người bỏ vốn ra đã được Chính phủ phê duyệt, trong quá trình thực hiện, nhà đầu tư có quyền gọi vốn nhưng phải được Chính phủ Việt Nam phê duyệt.

"Chủ đầu tư có quyền gọi vốn, 5%, 20% hay 50%, hình thức tham gia xây lắp hay tổng thầu EPC... tất cả đều do chủ đầu tư quyết định. Việt Nam đã phê duyệt cho chủ đầu tư Malaysia làm chủ đầu tư dự án nhà máy điện theo hình thức BOT, họ bỏ vốn, xây dựng và sau 25 năm vận hành sẽ giao lại cho Việt Nam.

Trong quá trình triển khai, nhà đầu tư Malaysia phải kê khai những ai đã bỏ vốn vào, không để xảy ra tình trạng Việt Nam phê duyệt cho một chủ đầu tư rồi chủ đầu tư đó muốn gọi ai vào làm chung cũng được", ông nói.

Chủ tịch hội Khoa học Kỹ thuật Nhiệt Việt Nam cho biết, các dự án điện rất phức tạp, vốn lớn, khi đầu tư BOT chủ đầu tư nào được duyệt cũng đều thắng lợi.

Đặc biệt, Việt Nam không đủ vốn xây dựng nhà máy nên phải kêu gọi đầu  tư, trong khi thực ra họ làm là Việt Nam thiệt: Việt Nam phải mua điện theo giá mà họ chấp nhận, không dùng đến vẫn phải trả hết số điện đó khi đã ký hợp đồng.

Tiền lãi của nhà đầu tư BOT được tính từng năm một, mấy năm thì hoàn vốn. Ví dụ 8 năm hoàn vốn, thì từ năm thứ 9 đến năm thứ 25 họ có lãi sẽ được quyền chuyển tiền về nước họ. Vì Việt Nam không có vốn nên đành phải chịu.

"Quản lý của Nhà nước Việt Nam cho các dự án đầu tư BOT phải thật chặt chẽ.

Đây là dự án rất sâu về kỹ thuật, chuyên môn, trong nhiều trường hợp người ta không hiểu kỹ nên đôi khi bỏ qua những vấn đề khoa học kỹ thuật lớn để rồi sau này đến khi họ vận hành xong, sau 25 năm giao cho Việt Nam thì nó đã là 1 đống sắt vụn", ông Nghĩa cảnh báo.

Hà Đông

Báo đất việt

Các tin tức khác

>   VSSA đề xuất bảo hộ ngành mía đường đến sau 2018 (29/08/2016)

>   TPHCM: Tổng điều tra, rà soát các cơ sở ô nhiễm phải di dời (28/08/2016)

>   Điêu đứng vì hải sản... “đóng băng” (28/08/2016)

>   “Siêu dự án thép ven biển”: Lo môi trường ven biển bị tàn phá (28/08/2016)

>   Ông Trịnh Xuân Thanh không ở Hậu Giang cả tháng nay (28/08/2016)

>   Cùng lúc sửa 12 luật về đầu tư, kinh doanh (28/08/2016)

>   Nhiều hợp đồng xuất khẩu bị hủy vì thủy sản nhiễm kim loại nặng (27/08/2016)

>   Tăng cường kiểm tra sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay (27/08/2016)

>   Giám sát chặt chẽ hạn mức vay trả nợ nước ngoài tự vay, tự trả của doanh nghiệp (27/08/2016)

>   Thanh tra 'mời' doanh nghiệp đến khách sạn để làm luật (27/08/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật