Thứ Sáu, 05/08/2016 13:12

CTCK hái bao nhiêu tiền từ nghề môi giới trong quý 2/2016?

Mặc dù có thuộc Top 10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới cao nhất hai sàn chứng khoán quý 2/2016 nhưng hai đơn vị trong số đó lại lỗ thuần ở mảng này. Còn đơn vị dẫn đầu thị phần là SSI ghi nhận lợi nhuận thuần môi giới chẳng thấm béo gì so với nhiều đơn vị xếp vị trí sau.

Hoạt động môi giới là một trong những nghiệp vụ chủ chốt của công ty chứng khoán (CTCK). Trong đó, chuyên viên môi giới đóng vai trò là những người tư vấn, hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện các nghiệp vụ mua bán chứng khoán; tư vấn các điểm chốt lời/cắt lỗ và cơ cấu danh mục. Ngoài ra, cũng có những nhà đầu tư tin tưởng “giao trắng” tài khoản của mình cho môi giới quản lý lẫn chủ động mua và bán cổ phiếu mà không cần hỏi ý kiến của mình.

Với vai trò đó, nguồn thu từ hoạt động môi giới cũng có đóng góp quan trọng đối với kết quả kinh doanh của các CTCK. Tuy nhiên, xét trong Top 10 CTCK có thị phần môi giới lớn nhất quý 2/2016 trên hai sàn HOSE và HNX, có thể thấy không phải cứ có thị phần môi giới lớn thì nghiệp vụ này sẽ đem lại lợi nhuận cao cho công ty. Thậm chí trong số này còn có đơn vị gánh chịu lỗ thuần từ môi giới trong quý 2/2016.

Lợi nhuận thuần từ nghiệp vụ môi giới của Top 10 CTCK có thị phần môi giới cao nhất trên sàn HOSE và HNX trong quý 2/2016 (Đvt: Tỷ đồng)
(*) Công ty mẹ

Điển hình là MBS – tuy đơn vị đứng thứ 5 trong Top 10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới cao nhất trên cả hai sàn (nắm giữ 5.11% thị phần trên HOSE và 5.06% thị phần tại HNX) nhưng lại lỗ thuần trong nghiệp vụ này gần 3.7 tỷ đồng. Trong khi doanh thu nghiệp vụ môi giới trong quý 2/2016 của MBS đạt hơn 34 tỷ đồng thì chi phí môi giới đã vượt nguồn thu khi lên tới gần 38 tỷ. Bên cạnh đó, việc trích lập dự phòng chung 0.75% cho các khoản dư nợ cho vay theo Thông tư 210 khiến đơn vị hụt đi 11.5 tỷ đồng. Tính chung các nghiệp vụ, MBS đã lỗ nhẹ hơn 1 triệu đồng trong quý 2/2016 (cùng kỳ năm trước lãi ròng gần 27 tỷ đồng).

Song, mảng xám này là khá nhỏ so với những gam màu tươi sáng khi phần lớn các CTCK khác đều có lãi. Trong đó, HCM thu về lãi thuần nghiệp vụ môi giới cao nhất trong Top 10 công ty có thị phần môi giới cao nhất hai sàn. Doanh thu mảng này lên tới gần 88 tỷ đồng trong khi chi phí môi giới chỉ gần 21 tỷ đồng. Điều này giúp lợi nhuận thuần hoạt động môi giới của công ty đạt gần 67 tỷ đồng, cao gấp gần 7 lần so với đơn vị chiếm thị phần cao nhất là SSI (10.5 tỷ đồng).

Được biết SSI hiện đang nắm giữ 14.21% thị phần trên sàn HOSE và 11.76% trên HNX. Tuy nhiên, trong quý 2/2016, công ty mẹ chỉ thu về 10.5 tỷ đồng lãi thuần từ hoạt động môi giới. Nhưng “nói đi cũng phải nói lại”, tỷ trọng thị phần lớn nằm trong tay SSI cũng phần nào giúp công ty này thu được lợi nhuận khá lớn từ các hoạt động kinh doanh khác. Điển hình là lãi từ các khoản cho vay và phải thu trong kỳ gần 108 tỷ đồng, cũng là một trong những động lực chính khiến lãi ròng trong kỳ lên tới 305 tỷ đồng, trong khi HCM chỉ thu về hơn 82 tỷ đồng.

Trong khi đó, BVS lại là đơn vị ghi nhận sự chuyển biến tích cực trong nghiệp vụ này. Quý 2 năm trước, do chi phí cao hơn doanh thu môi giới đã khiến BVS lỗ thuần hơn 188 triệu đồng. Đến quý 2 năm nay, hoạt động môi giới cải thiện rõ rệt với doanh thu tăng 17%, đạt gần 26 tỷ đồng, trong khi chi phí môi giới chỉ duy trì vào khoảng 22 tỷ đồng. Kết quả, công ty thu về gần 4 tỷ đồng lãi thuần trong nghiệp vụ này. Không những vậy, kết quả hoạt động kinh doanh ở các mảng khác như tự doanh, cho vay cũng đem về cho công ty nguồn thu lớn hơn với lãi ròng trong kỳ đạt gần 36 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2015.

Ở một khía cạnh khác, dù là CTCK có lợi nhuận từ nghiệp vụ môi giới khá cao lên tới gần 44 tỷ đồng, chỉ đứng sau HCM, nhưng kết quả này đang có sự giảm sút mạnh mẽ so với cùng kỳ năm trước. Được biết, trong quý 2/2016, thị phần của VCSC giảm mạnh xuống 8.29% trong khi quý trước là 10.18%. Nhìn lại quá khứ, quý 2/2015 ghi nhận giai đoạn mà lãi từ môi giới của các CTCK khác dường như chẳng là gì so với khoản lợi nhuận “kếch xù” 149 tỷ mà VCSC có được. Khoản thu này gấp 3 lần khoản thu từ nghiệp vụ môi giới của HCM và gấp 15 lần của SSI cùng thời kỳ.

Lỗ thuần từ nghiệp vụ môi giới chứng khoán được xác định bằng cách lấy: Doanh thu nghiệp vụ môi giới chứng khoán trừ Chi phí nghiệp vụ môi giới chứng khoán trong báo cáo thu nhập toàn diện của CTCK./.

 

Các tin tức khác

>   SMN: Báo cáo tài chính bán niên năm 2016 (04/08/2016)

>   HCT: Báo cáo quản trị công ty bán niên 2016 (04/08/2016)

>   RDP: BCTC Soát xét 6 tháng đầu năm 2016 (04/08/2016)

>   SAM: Thông báo ký hợp đồng kiểm toán BCTC năm 2016 (04/08/2016)

>   DHC: Ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức năm 2015 bằng cổ phiếu \tvà tạm ứng cổ tức năm 2016 bằng tiền (04/08/2016)

>   SAM: Giải trình chênh lệch BCTC quý 2/2016 (04/08/2016)

>   BCE: Nghị quyết HĐQT về kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2016 (04/08/2016)

>   HVG: Giải trình biến động kết quả kinh doanh riêng quý 3/2016 so với quý 3/2015 (04/08/2016)

>   DCL: Nghị quyết HĐQT về thời gian cổ phiếu được tự do chuyển nhượng theo chương trình ESOP 2015 (04/08/2016)

>   FID: Báo cáo tài chính quý 2/2016 (04/08/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật