Thứ Hai, 01/08/2016 10:52

Cổ tức bằng cổ phiếu: lợi hay “tức”?

Có lẽ nhiều người sẽ ngạc nhiên khi câu trả lời là không có ai được lợi, nếu không muốn nói thẳng là nhà đầu tư sẽ bị thiệt khi phải nhận cổ tức bằng cổ phiếu. Vấn đề lại không riêng với nhà đầu tư... Tại sao?

Nhà đầu tư còn có thể bị thiệt khi nhận cổ tức bằng cổ phiếu trong các trường hợp cổ phiếu đang được giao dịch dưới mệnh giá. Ảnh minh họa, Tuệ Doanh.

Trước tiên, vào ngày không hưởng quyền (ex-date) để trả cổ tức bằng cổ phiếu, thị trường sẽ điều chỉnh giảm một khoản tương ứng với tỷ lệ trả cổ tức bằng cổ phiếu. Chẳng hạn, một công ty công bố tỷ lệ trả cổ tức bằng cổ phiếu là 25%, và giá cổ phiếu đó trước ngày “ex-date” là 20.000 đồng, thì sau khi được khử loãng vào ngày ex-date giá này sẽ chỉ còn 16.000 đồng. Bù lại cứ mỗi cổ phiếu đang sở hữu sẽ được nhận thêm 0,25 cổ phiếu mới. Cụ thể, nếu nhà đầu tư sở hữu 100 cổ phiếu liền trước ex-date thì vào ngày ex-date họ sẽ có 125 cổ phiếu mới...

Tuy số cổ phiếu có tăng lên, tổng giá trị tài sản của nhà đầu tư trước và sau sự kiện không thay đổi: 100 cổ phiếu cũ giá 20.000 và 125 cổ phiếu mới giá 16.000 đều bằng 2 triệu đồng. Nhưng điều đáng nói (và cần lưu ý) là trong số 125 cổ phiếu kia có 25 cổ phiếu sẽ bị ẩn dưới sàn (bị “lọt sàn”) một thời gian không xác định. Nhà đầu tư không có khả năng định đoạt 25 cổ phiếu này cho đến khi chúng được niêm yết và ghi nhận vào tài khoản giao dịch của mình. Nói khác đi, từ ngày ex-date cho tới trước ngày niêm yết bổ sung, nhà đầu tư chỉ thực sự sở hữu và có khả năng định đoạt chỉ 100 cổ phiếu với giá sau điều chỉnh là 16.000 đồng. Vấn đề nó nằm ở đây.

Thứ nhất, do không có quyền định đoạt và hoàn toàn bị động, nhà đầu tư mặc nhiên đứng trước rủi ro về cơ hội. Bởi, ngoài việc bị “tạm giam” một phần tài sản, họ có thể còn chịu thiệt với số cổ phiếu bị giam kia trong điều kiện giá xuống. Điều này sẽ không xảy ra với hình thức trả cổ tức bằng tiền mặt, là cách nhà đầu tư có một khoản tiền tươi bỏ túi cụ thể. Và, mặc dù việc điều chỉnh giá vào ngày ex-date để trả cổ tức bằng cổ phiếu là cách khử loãng như chiết tách, điều này (việc cổ phiếu bị lọt sàn) cũng không xảy ra với hoạt động chiết tách. Hơn nữa, chiết tách (split) là động tác thị trường thiên về thủ thuật (hiểu theo nghĩa tích cực) nhằm khuyến khích giao dịch nên dễ có xu hướng giá lên. Trong khi đó, việc trả cổ tức bằng cổ phiếu thường là do doanh nghiệp “túng thiếu” nên giá dễ bị giảm, ngoại trừ một ít trường hợp rất đặc biệt...

Xem thêm tại đây

Huy Nam

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Nhịp đập Thị trường 01/08: VNM hút tiền (01/08/2016)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 01/08 (01/08/2016)

>   01/08: Bản tin đầu tuần (01/08/2016)

>   Tuần 01-05/08/2016: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (31/07/2016)

>   Vietstock khai giảng lớp Phân tích kỹ thuật Bậc 1 ngày 29/8/2016 tại TPHCM (01/08/2016)

>   Vietstock khai giảng lớp Phân tích kỹ thuật Bậc 1 ngày 29/8/2016 tại TPHCM (16/08/2016)

>   Vietstock khai giảng lớp Phân tích kỹ thuật Bậc 1 ngày 29/8/2016 tại TPHCM (12/08/2016)

>   Vietstock khai giảng lớp Phân tích kỹ thuật Bậc 1 ngày 29/8/2016 tại TPHCM (09/08/2016)

>   Vietstock khai giảng lớp Phân tích kỹ thuật Bậc 1 ngày 29/8/2016 tại TPHCM (06/08/2016)

>   VCBS phủ nhận liên quan đến MTM (29/07/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật