Thứ Sáu, 19/08/2016 10:00

Kỳ 1:

Cổ đông TOP hảo tâm đến bất ngờ!

Mặc dù khối lượng giao dịch bình quân cổ phiếu TOP của CTCP Phân phối TOP ONE (UPCoM: TOP) trên sàn UPCoM không phải quá thấp, đạt hơn 100,000 cp/phiên trong vòng một năm trở lại nay, thậm chí có phiên giao dịch hơn 900,000 cp, tuy nhiên các cổ đông vẫn chấp nhận mua hàng triệu cp phát hành thêm của Công ty này với mức giá… gấp gần 3 lần thị giá.

Cổ phiếu TOP mới được giao dịch tại UPCoM vỏn vẹn hơn 1 năm tính từ 23/07/2015, mức giá khởi điểm là 10,000 đồng/cp. Tuy nhiên, phải nhìn nhận là biên độ dao động giá cùng thanh khoản cổ phiếu này trên thị trường không hề kém cạnh bất cứ cổ phiếu nóng nào trên các sàn giao dịch HOSE hay HNX.

Sau khi được giao dịch trên UPCoM, thị giá của TOP tăng đến mức đỉnh 17,200 đồng/cp chỉ sau vài phiên giao dịch đầu tiên trước khi nhanh chóng “rơi tự do” về ngưỡng 2,200 đồng/cp ngày 21/09/2015. Diễn biến lao dốc của TOP cũng khá lạ. Sau khi nhanh chóng đẩy lên hơn mức giá 17,000 đồng/cp với thanh khoản vài chục ngàn cổ phiếu mỗi phiên thì kể từ phiên giao dịch ngày 28/07/2015 cổ phiếu này bỗng nhiên mất toàn bộ thanh khoản (mỗi phiên chỉ khớp lệnh 100 cp) và giảm sản với biên độ từ 14 - 15%/phiên về mức 2,800 đồng/cp. Sau đó giao dịch bất ngờ sôi động trở lại khi thị giá loanh quanh ở ngưỡng từ 3,000 – 4,500 đồng/cp, trước khi xác lập đáy ở mức 2,200 đồng vào cuối tháng 9/2015. Kể từ thời điểm đó đến nay, cổ phiếu TOP thường trực được giao dịch dưới ngưỡng 5,000 đồng/cp.

Diễn biến giao dịch cổ phiếu TOP từ khi lên sàn UPCoM đến nay (11/08/2016)
Thống kê giao dịch cổ phiếu TOP trong thời gian qua

Sau giai đoạn đầu bất thường khi mới lên UPCoM, thanh khoản của cổ phiếu TOP sau đó giữ mức khá tốt, thường trực ở ngưỡng từ 200,000 – 300,000 cp/phiên trong khoảng thời gian khá dài. Đến tháng 4/2016, cá biệt có những phiên lên tới gần 1 triệu cp được trao tay.

Tuy vậy, nếu chỉ có diễn biến giao dịch cổ phiếu thì TOP không thực sự là cái tên quá đặc biệt, câu chuyện của cổ phiếu này nằm ở động thái của một số nhà đầu tư trước các đợt phát hành. Bởi mặc dù cổ phiếu TOP có thanh khoản không hề thấp và thị giá chỉ ở ngưỡng 3,000 – 4,000 đồng/cp nhưng một số nhà đầu tư vẫn chấp nhận bỏ ra số tiền gấp nhiều lần để mua hàng triệu cổ phiếu phát hành thêm giá 10,000 đồng/cp.

Thông thường, việc này có thể lý giải được trong trường hợp Công ty có những cổ đông lớn nắm quyền chi phối. Khi Công ty cần phải tăng vốn để mở rộng quy mô nhưng không có thặng dư vốn để phát hành dưới mệnh giá, điều kiện tiên quyết là phát hành với giá tối thiểu 10,000 đồng/cp. Khi đó, việc chấp nhận mua với mức giá cao hơn nhiều thị giá nhằm giữ tỷ lệ chi phối hay hỗ trợ doanh nghiệp là điều có thể hiểu được. Hoặc có trường hợp mặc dù cổ phiếu chỉ ở mức giá “mớ rau, chén trà” nhưng hoàn toàn không có thanh khoản để giao dịch như cổ phiếu DTV của CTCP Phát triển Điện Nông thôn Trà Vinh trước khi có sự xuất hiện của CTCP Cơ điện Lạnh - REE.

Với TOP thì hoàn toàn khác, theo bản công bố thông tin tại thời điểm đăng ký giao dịch trên UPCoM, toàn bộ cổ đông của TOP là các cổ đông cá nhân, trong khi một cổ đông lớn duy nhất chỉ sở hữu đúng tròn 5% vốn.

Đợt tăng vốn đầu tiên được HĐQT TOP thực hiện chỉ sau gần 4 tháng kể từ khi cổ phiếu được đăng ký giao dịch trên UPCoM. Tháng 11/2015, HĐQT TOP đã triệu tập ĐHĐCĐ bất thường thông qua phương án phát hành riêng lẻ 5.85 triệu cp cho 12 nhà đầu tư cá nhân với giá 10,000 đồng/cp, để tăng vốn lên gấp hơn hai lần từ 39 tỷ lên 97.5 tỷ đồng. Thời điểm này, thị giá cổ phiếu TOP chỉ loanh quang ngưỡng 3,000 đồng/cp.

Sau khi hoàn tất đợt phát hành riêng lẻ đầu tháng 2/2016 thì sau đó 2 tháng, tại ĐHĐCĐ thường niên, HĐQT TOP tiếp tục trình phương án phát hành “khủng” cho cổ đông hiện hữu 15.6 triệu cp với tỷ lệ thực hiện là 10:16 nhằm tăng vốn từ 97.5 tỷ lên 253.5 tỷ đồng. Giá phát hành là 10,000 đồng/cp, gấp 2.6 lần thị giá tại thời điểm bấy giờ (3,600 đồng/cp). Tương tự đợt phát hành trước đó, toàn bộ 15.6 triệu cp đã được phát hành thành công với hơn 9 triệu cp được cổ đông hiện hữu mùa và hơn 6 triệu cp “ế” phân phối lại cho 5 nhà đầu tư cá nhân khác.

Cũng cần lưu ý là tại thời điểm kết thúc năm 2014 theo BCTC hợp nhất kiểm toán, vốn điều lệ của Công ty này chỉ ở mức 3 tỷ đồng và TOP đã hoàn tất đợt tăng vốn từ 3 tỷ lên 39 tỷ chỉ trong tháng 1/2015.

Động thái này của các nhà đầu tư thực sự đưa đến một câu hỏi lớn rằng: “Yếu tố nào khiến họ lại chi một khoản tiền lớn hơn nhiều để mua cổ phiếu phát hành thêm của TOP so với việc mua trên sàn bởi thanh khoản cổ phiếu không hề thấp”. Măt khác, sau khi TOP phát hành thêm thành công thì thanh khoản cổ phiếu giảm đáng kể và giá chỉ loanh quanh ở mức 3,000 đồng.

Sẽ khó có câu trả lời thỏa đáng, nhưng nếu xem xét cả vấn đề nhân sự và tài sản thì câu chuyện có lẽ sẽ có hướng giải thích khác./.

Các tin tức khác

>   Ông Trần Đắc Sinh về hưu từ 01/11/2016 (18/08/2016)

>   Ngày 18/08/2016: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (18/08/2016)

>   Nhịp đập Thị trường 18/08: MSN đột biến (18/08/2016)

>   18/08: Bản tin 20 giờ qua (18/08/2016)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 18/08 (18/08/2016)

>   FDG: Vào diện hạn chế giao dịch từ 19/08 (17/08/2016)

>   L44: Không được phép giao dịch ký quỹ từ 18/08 (17/08/2016)

>   FID: Cổ đông lớn “đảo hàng”, giá cổ phiếu lao dốc (17/08/2016)

>   Nhịp đập Thị trường 17/08: VN-Index giành lại mốc 660 (17/08/2016)

>   17/08: Bản tin 20 giờ qua (17/08/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật