Thứ Bảy, 30/07/2016 11:27

“Tố” giá vé máy bay rẻ, ACV đòi tăng giá hàng loạt dịch vụ

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận kiến nghị tăng giá nhiều dịch vụ hàng không.

ACV là đơn vị quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không, sân bay quốc tế và quốc nội trên toàn quốc.

ACV cho rằng, chính sách giá hiện nay là ưu đãi các hãng hàng không trong nước bằng hình thức bù lỗ chi phí đầu vào thông qua mức giá dịch vụ hàng không nội địa bị nhà nước khống chế.

ACV kêu than chuyện các hãng bay liên tục giảm giá vé tàu bay để tăng thị phần, sản lượng, giúp tăng doanh thu. Điều này sẽ làm méo mó thị trường vận tải, đặc biệt là lãng phí về các loại hình vận tải khác như đường sắt, đường bộ.

“Nhà nước đang đem lại nhiều ưu đãi cho các hãng hàng không trong nước nên ACV phải gánh chịu khoản bù lỗ chi phí đầu vào cho các hãng hàng không trong nước và từ đó không có nguồn lợi nhuận ổn định để tích lũy, nâng cấp các sân bay”, ACV cho biết.

ACV lấy ví dụ chặng bay Hà Nội - Tp.HCM, giá vé của Vietjet Air và Jestar Pacific là 865.000 đồng một lượt thì giá vé tàu hỏa lên tới 1-1,5 triệu đồng một người.

Ngoài ra, ACV còn “tố” chính sách giá dịch vụ hàng không quốc nội đang thấp hơn rất nhiều so với quốc tế và chưa tương xứng với chi phí đầu tư, chất lượng dịch vụ, sản lượng khai thác của tổng công ty…

Do đó, ACV kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét lại hệ thống giá để giảm sự cách biệt giữa quốc tế và quốc nội.

Theo đó, ông lớn nhà nước này kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải cho điều chỉnh tăng giá hàng loạt dịch vụ. Trong đó tăng giá dịch vụ hạ cất cánh quốc nội bình quân lên là 8,09 triệu đồng cho một chuyến bay, từ mức 2,5 triệu đồng hiện nay.

ACV đề nghị điều chỉnh giá phục vụ khách nội lên 100.000 đồng và điều chỉnh 2 năm một lần để có tiền tái đầu tư hạ tầng ga nội địa đã quá tải.

Ngoài ra, tổng công ty này còn đề xuất thu phí việc kiểm tra, giám sát an ninh đối với phương tiện, hành lý…vốn là những hoạt động bắt buộc hiện nay.

ACV là đơn vị quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không, sân bay quốc tế và quốc nội trên toàn quốc. Tuy nhiên, theo ACV, hiện chỉ có hai cảng có lãi là Nội Bài và Tân Sơn Nhất, còn lại các cảng khác trong tình trạng thua lỗ.

Kim Xuân

Vneconomy

Các tin tức khác

>   Xuất khoáng sản đến 5 tỷ USD mà Hải quan không biết? (30/07/2016)

>   Tỷ trọng vốn đầu tư bình quân của khu vực Nhà nước 2011-2015 giảm mạnh (30/07/2016)

>   Formosa đã bồi thường 250 triệu USD (29/07/2016)

>   Cử đại diện vốn Nhà nước khi cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Hồ Tây (29/07/2016)

>   Vốn đầu tư nước ngoài 7 tháng đầu năm đạt 12.94 tỷ USD, tăng 47% (29/07/2016)

>   Lương chưa đảm bảo nhu cầu tối thiểu (29/07/2016)

>   Đánh thuế, thương lái Trung Quốc sẽ hết thao túng? (29/07/2016)

>   Kim ngạch thương mại Việt Nam và Brazil 6 tháng đầu năm giảm 11.2% (29/07/2016)

>   Coca-Cola bị phạt hơn 433 triệu đồng do bán sản phẩm không phù hợp tiêu chuẩn (29/07/2016)

>   Giảm chi phí để cạnh tranh với than nhập khẩu (28/07/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật