Thứ Hai, 25/07/2016 08:36

Nhịp đập Thị trường 25/07: Lực bán áp đảo, VN-Index giảm nhẹ

Áp lực bán tăng dần vào cuối phiên trong khi cầu đối ứng không được cải thiện đã khiến thị trường quay đầu giảm điểm.

VN-Index đóng cửa tại 649.3 điểm, giảm nhẹ 0.09%, tương tự, HNX-Index cũng đóng cửa giảm điểm mặc dù phần lớn  thời gian trước đó giao dịch trên mức tham chiếu. Duy nhất, UPCoM-Index duy trì đà tăng (+0.79%) cho đến hết phiên, đóng cửa tại 57.18 điểm.

Thanh khoản toàn thị trường giảm mạnh với chỉ hơn 2,328 tỷ đồng, tương ứng KLGD đạt 138.4 triệu đơn vị.

14h: Đà tăng được duy trì

Sự khởi sắc ở các cổ phiếu trụ cột đang giữ sắc xanh duy trì ở cả 3 chỉ số chứng khoán. Trong top 10 vốn hóa tại HOSE, chỉ BVH và 2 cổ phiếu ngân hàng là CTGBID giảm nhẹ, các cổ phiếu còn lại đều tăng giá khá tốt.

Tương tự, tại Hà Nội, các cổ phiếu ACB, PVISCR đang giúp chỉ số HNX-Index ở mức trên tham chiếu, mặc dù vậy chênh lệch là không đáng kể.

Tại thời điểm 14h00, VN-Index tăng 0.42%, lên mức 652.6 điểm, UPCoM-Index vẫn tăng mạnh gần 1% trong khi HNX-Index dao động quanh mức tham chiếu. Toàn thị trường có 103 triệu đơn vị được giao dịch, tương đương giá trị 1,750 tỷ đồng.

Phiên sáng: Thanh khoản thấp

Không có thêm nhiều diễn biến đáng chú ý cho đến khi đóng cửa giờ giao dịch buổi sáng, hai chỉ số chính duy trì mức tăng điểm nhẹ trong khi UPCoM-Index với sự khởi sắc của một vài cổ phiếu chi phối đã ghi nhận tỷ lệ tăng điểm ấn tượng là 1.04%.

Phần lớn các nhóm cổ phiếu (trừ dầu khí) đều đang có diễn biến khả quan, mặc dù vậy, điều này đến từ việc bên bán hạn chế ra hàng ở giá thấp chứ không đến từ cầu giá cao của bên mua. Điều này dẫn đến thanh khoản chỉ đạt mức thấp với hơn 1,100 tỷ đồng giao dịch của hơn 72 triệu đơn vị được trao tay.

11h: Bộ đôi HAG và HNG bật tăng trần

Cầu tăng ở một số cổ phiếu lớn bắt đầu tư bộ đôi VICVCB, sau đó lan tỏa ra nhóm cp thép là HPGHSG hay BĐS như SJS, SCR, , … đang giúp thị trường khởi sắc trở lại.

Đáng chú ý, bộ đôi HAG và HNG tăng kịch trần sau chuỗi ngày giảm giá liên tục. Rất có thể, KQKD của tập đoàn HAGL đã có sự chuyển biến tích cực hơn trong quý 2/2016.

Cả 3 chỉ số đều lấy lại sắc xanh, trong đó, nổi bật nhất vẫn là UPCoM-Index với 0.79%, hai chỉ số chính lần lượt tăng nhẹ 0.24% và 0.28%. Thanh khoản chung vẫn ở mức thấp với xấp xỉ 950 tỷ giá trị giao dịch.

10h: Các chỉ số phân hóa

Sắc xanh tại VN-Index chỉ duy trì được một thời gian ngắn sau khi mở cửa, GAS, HSG quay đầu giảm điểm trong khi HPG, VIC và VCB cũng lui về tham chiếu là nguyên nhân chính của diễn biến này.

Đến 10h00, VN-Index quay đầu giảm 0.44% trong khi đó, chỉ số tại sàn HNX duy trì màu xanh nhưng mức chênh lệch là không đáng kể, chỉ tăng nhẹ 0.01%. UPCoM-Index tiếp tục ghi dấu ấn với mức tăng 0.87%, với hang loạt cổ phiếu khởi sắc như GEX, VNB, SWC, SDA hay SPI, …

Các Báo cáo kinh doanh quý 2 tiếp tục được công bố tuy nhiên, như đã đề cập, kết quả đạt được là không thật sự ấn tượng. TCM dưới áp lực của giá vốn hang bán tăng mạnh, lợi nhuận quý 2 giảm sâu (-42%) so với cùng kỳ. Với nguyên nhân thiếu hụt khoản doanh thu từ BĐS, CSM ghi nhận mức lãi ròng chỉ đạt 62 tỷ đồng, giảm mạnh 41% so với cùng kỳ năm trước. Cả 2 cổ phiếu này lần lượt giảm 1% và 4.59% so với giá tham chiếu.

Mở cửa: Tăng nhẹ

Trùng khớp với nhiều ý kiến đánh giá trước đó, thị trường đang có sự hồi phục nhẹ khi mở cửa, mặc dù vậy, thanh khoản rất thấp chứng tỏ tâm lý lo ngại vẫn đang phổ biến trong phần đông nhà đầu tư.

VN-Index mở cửa tăng nhẹ 0.33%, HNX-Index cũng cộng thêm 0.12% trong khi UPCoM-Index tăng mạnh nhất khi nhảy gần 1%. Thanh khoản thị trường chỉ đạt xấp xỉ 100 tỷ đồng.

Có khả năng phục hồi kỹ thuật

Áp lực chốt lời, dư nợ margin đang ở mức cao nhất 3 năm, KQKD quý 2 không thật sự ấn tượng hay tâm lý ngại tháng 7 Âm lịch, … đang là những đòn mạnh giáng xuống thị trường đồng thời cũng đã lấy đi của chỉ số VN-Index 14.69 điểm, tương đương mức sụt giảm 2.21% trong tuần giao dịch vừa qua.

Cũng vì đang phải đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi như vậy nên diễn biến bắt đáy mạnh mẽ của dòng tiền ở phiên 22/07 không được đánh giá quá cao. Thay vào đó, nó được xem như là một cơ hội để thoát hàng ở giá thuận lợi trong một vài phiên tiếp theo chứ không có nghĩa là đợt điều chỉnh đã kết thúc. Dòng tiền cũng đang có dấu hiệu suy giảm khi giá trị giao dịch bình quân chỉ đạt 3,298.5 tỷ đồng, thấp hơn 22.85% so với tuần trước.

Hơn 2/3 cổ phiếu trong Top 30 vốn hóa ở cả 2 sàn giảm giá so với tuần trước, cá biệt có những mã điều chỉnh mạnh như EIB (-12.2%), HSG (-9.07%), VIC (-8.26%) tại HSX hay DBC (-9.12%), HUT (-6.03%) ở sàn Hà Nội.

Ở một động thái trái ngược, tranh thủ giai đoạn nhà đầu tư trong nước bán tháo, khối ngoại tiếp tục mua vào cổ phiếu với giá trị 255.3 tỷ đồng. Như vậy, trong 2 tuần liên tiếp mua ròng, nhà đầu tư nước ngoài đã gom vào tổng cộng 745 tỷ đồng.

Các tin tức khác

>   Vietstock Weekly 25/07-29/07: Ưu tiên bảo toàn vốn (24/07/2016)

>   Vietstock Weekly 25/07-29/07: Ưu tiên bảo toàn vốn (24/07/2016)

>   Vietstock Weekly 25/07-29/07: Ưu tiên bảo toàn vốn (24/07/2016)

>   Chứng khoán Tuần 18/07 - 22/07: Đẩy mạnh tháo hàng! (22/07/2016)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 22/07/2016: Đà giảm sẽ còn tiếp tục? (22/07/2016)

>   Nhịp đập Thị trường 22/07: Ngân hàng tiếp tục bị xả mạnh (22/07/2016)

>   Vietstock Daily 22/07: Vẫn chưa thể lạc quan trở lại? (21/07/2016)

>   Vietstock Daily 22/07: Vẫn chưa thể lạc quan trở lại? (21/07/2016)

>   Vietstock Daily 22/07: Vẫn chưa thể lạc quan trở lại? (21/07/2016)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 21/07/2016: MACD cho tín hiệu bán (21/07/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật