Thứ Năm, 21/07/2016 21:40

Làm sạch, gắn nhãn mác toàn bộ nông sản Đà Lạt

Tất cả nông sản có xuất xứ từ vùng rau Đà Lạt như từng củ khoai, bó rau đều được dán nhãn mác, đóng bao để tránh việc đấu trộn, làm giả.

Một số nhà cung ứng tại Đà Lạt đã bắt đầu đóng gói và gắn nhãn theo yêu cầu của một số siêu thị - Ảnh: M.VINH

Toàn bộ nông sản có xuất xứ từ vùng rau Đà Lạt (gồm Đà Lạt và các huyện phụ cận có chung khí hậu, thổ nhưỡng) sẽ được sơ chế, làm sạch ngay tại Đà Lạt trước khi chuyển về TP.HCM và các tỉnh khác.

Quan trọng hơn, từng củ khoai, bó rau đều được dán nhãn mác, đóng bao để tránh việc đấu trộn, làm giả.

Ông Nguyễn Văn Yên, phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, khẳng định đến cuối năm 2016, tỉnh Lâm Đồng sẽ hoàn thành việc gắn nhãn mác cho khoai tây Đà Lạt và đến cuối năm 2017, nông sản xuất khỏi Đà Lạt đều được gắn nhãn hoặc có bao bì đúng quy cách ghi rõ xuất xứ và có in logo Rau Đà Lạt.

Chống làm giả xuất xứ rau Đà Lạt

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, mỗi năm Đà Lạt sản xuất 2 triệu tấn rau củ. Trong số đó, tiêu thụ tại TP.HCM chiếm khoảng 60%. Đa số nông sản từ Đà Lạt chuyển về TP.HCM hoặc các tỉnh thành khác đều không có nhãn mác.

Ông Yên nhận định việc bán hàng không bao bì tạo điều kiện cho gian thương đấu trộn nông sản không rõ nguồn gốc, xuất xứ để tăng lợi nhuận.

“Điều này khiến thương hiệu rau Đà Lạt bị tổn hại. Người dân ở ngoài Đà Lạt bị thiệt thòi vì mua phải hàng Trung Quốc với giá rau Đà Lạt. Việc để người dân bị thiệt hại có lỗi của người sản xuất và cơ quan chức năng tại Lâm Đồng. Không có lý gì cả một vựa rau lớn mà nông sản xuất bán theo kiểu vô danh, người bán không nói đó là Đà Lạt thì không ai biết đó là rau củ từ Đà Lạt”.

Theo ông Yên, hai chợ đầu mối nông sản của vùng rau Đà Lạt là chợ đầu mối Đức Trọng (huyện Đức Trọng) và chợ đầu mối Đà Lạt sẽ được thay đổi về cách thức hoạt động để trở thành chợ đầu mối từ xa của TP.HCM.

Cà chua sản xuất theo quy trình công nghệ cao được đóng hộp theo quy cách - Ảnh: M.VINH

Ông Yên mô tả nông sản của vùng rau Đà Lạt trước khi về TP.HCM sẽ phải qua đây để cơ quan chức năng kiểm tra nhãn mác, xuất xứ.

Nếu đúng nông sản Đà Lạt và đóng gói nhãn đúng quy cách sẽ được đi. Nếu không đúng xuất xứ Đà Lạt mà đóng nhãn mác Đà Lạt sẽ xử lý theo các quy định chống gian lận thương mại.

Ông giải thích: “Điều này có nghĩa rau rời khỏi Đà Lạt có danh phận rõ ràng, được đóng vào từng gói, hộp, thùng theo quy cách. Các đơn vị phân phối tại TP.HCM chỉ việc chia nhỏ theo đơn vị gói, hộp mà bán lẻ. Điều này hạn chế chuyện đấu trộn, làm giả”.

Sơ chế trước khi xuất bán

Theo kế hoạch UBND tỉnh Lâm Đồng giao cho Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng triển khai thì nông sản sẽ được sơ chế, làm sạch ngay tại các chợ đầu mối để đảm bảo khi đưa về TP.HCM thì người tiêu dùng chỉ cần làm sạch lại một cách đơn giản rồi dùng.

Việc làm sạch tại chợ đầu mối sẽ giảm lượng rác nông nghiệp từ Lâm Đồng chuyển về TP.HCM, khiến tăng áp lực xử lý rác của thành phố. Đối với rác từ nông sản, tỉnh Lâm Đồng sẽ thu gom và xử lý thành phân bón.

Ông Nguyễn Văn Sơn, giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, cho rằng chợ đầu mối sẽ cắt bớt các khâu trung gian mua bán khiến nông sản đội giá làm nông dân và người tiêu dùng thiệt thòi.

Tại các chợ đầu mối sẽ có kho lưu trữ để điều tiết lượng nông sản từ Đà Lạt đi các tỉnh, tránh thừa, mất giá dẫn đến đổ bỏ như câu chuyện đã diễn ra đối với cà chua, cà rốt bao lâu nay.

M.VINH

Tuổi trẻ

Các tin tức khác

>   Thuỷ sản Minh Phú được gỡ thuế chống bán phá giá sang Mỹ (20/07/2016)

>   Sản lượng tôm thế giới dự kiến giảm (20/07/2016)

>   Gạo mất mùa nhưng giá lại giảm (19/07/2016)

>   Xuất khẩu tôm sang Mỹ 5 tháng đầu năm tăng 17% (18/07/2016)

>   Kiến nghị 11 biện pháp gỡ khó xuất khẩu thủy sản (18/07/2016)

>   Trung Quốc giảm mua, người nuôi cá tra điêu đứng (18/07/2016)

>   Đưa sản phẩm của hàng triệu nông dân vào cửa hàng an toàn (17/07/2016)

>   Úc bắt đầu đánh giá để nhập thanh long Việt (17/07/2016)

>   Bài học đắt giá với xuất khẩu gạo (16/07/2016)

>   Sản lượng nuôi trồng thủy sản 6 tháng đầu năm đạt 1.5 triệu tấn (15/07/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật