Thứ Tư, 06/07/2016 21:33

Chính phủ đang bảo lãnh 26 tỷ USD cho nợ tập đoàn Nhà nước

Các tập đoàn kinh tế Nhà nước đang được bảo lãnh nợ khoảng 26 tỷ USD, đưa nợ của Chính phủ vượt ở mức 50,3%GDP cuối năm 2015.

Báo cáo của Bộ Tài chính đã đưa ra nhiều kiến nghị nhằm hạn chế các khoản bảo lãnh và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này.

Bộ Tài chính vừa phát đi bản tin nợ Chính phủ vượt 86 tỷ USD. Sở dĩ Chính phủ “nặng nợ” như vậy là do các bảo lãnh những khoản vay nợ lớn của các tập đoàn kinh tế thuộc sở hữu của Nhà nước.

Báo cáo mới gửi lên Chính phủ của Bộ Tài chính nêu rõ, tính đến 31/12/2015, tổng số cam kết bảo lãnh Chính phủ là gần 26 tỷ USD, trong đó bảo lãnh vay nước ngoài hơn 21,8 tỷ USD, chiếm xấp xỉ 84%.

Tính đến hết 2015, tổng số nợ thực tế được Chính phủ bảo lãnh là khoảng 21 tỷ USD (bao gồm cả nợ được bảo lãnh để tái cơ cấu Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam - SBIC). Con số bảo lãnh này chiếm khoảng 17,6% tổng dư nợ công và bằng 11,1%GDP.

Trong đó, vốn bảo lãnh chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực quan trọng như ngành điện. Chỉ tính tiêng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), số vay nợ đã lên tới 9,7 tỷ USD. Tổng công ty Truyền tải điện Việt Nam (EVN/NPT) là 445 triệu USD.

Năm 2015, có 4 dự án nguồn điện được cấp bảo lãnh Chính phủ với tổng giá trị gần 2,1 tỷ USD, đã góp phần hoàn thiện đầu tư cho các cụm nhà máy điện Vĩnh Tân và Duyên Hải.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) cũng được Chính phủ bảo lãnh vay 2,4 tỷ USD, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (647 triệu USD), các công ty khác (2,7 tỷ USD).

Bộ Tài chính cho biết, trong trường hợp EVN và Petro Vietnam tiếp tục có các dự án đầu tư cần triển khai với khối lượng huy động vốn lớn trong những năm tới cần Chính phủ bảo lãnh, Quốc hội cần xem xét phê duyệt để đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.

Đặc biệt với EVN, Bộ Tài chính yêu cầu EVN và các công ty điện lực phải xử lý ngay vấn đề lỗ do chênh lệch tỷ giá hàng năm, do nguồn thu từ bán điện bằng nội tệ trong khi vay ngoại tệ lớn.

Bảo lãnh dư nợ trái phiếu Chính phủ đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) là 127.652 tỷ đồng, Ngân hàng Chính sách xã hội là 33.866 tỷ đồng. Riêng năm 2015,  VDB đã phát hành 32.994 tỷ đồng và Ngân hàng Chính sách phát hành 14.949 tỷ đồng để trả nợ gốc và lãi đến hạn khoảng 60.906 tỷ đồng.

Tuy nhiên, kỳ hạn trái phiếu ngắn 3-5 năm gây rủi ro lớn về tái cấp vốn. Bộ Tài chính cho biết, phần lớn trái phiếu phát hành những năm tới của hai nhà băng sẽ phải dùng để trả nợ gốc, lãi đến hạn.

Chẳng hạn, năm 2016, VDB được phát hành 23.000 tỷ đồng trái phiếu nhưng dùng tới 22.840 tỷ để trả nợ còn Ngân hàng Chính sách phát hành 13.000 tỷ đồng thì trả nợ 7.730 tỷ.

Đối với ngành hàng không, Bộ Tài chính cho biết, năm 2015, chương trình phát triển đội máy bay cụ thể máy bay tầm trung A321 và đường dài Boeing 787-9 của Vietnam Airlines tiếp tục được thực hiện theo kế hoạch và vốn vay được Chính phủ bảo lãnh. Tuy nhiên, hãng hàng không đã cổ phần hóa nên cần điều chỉnh chính sách vay vốn giảm dần sự hỗ trợ của Nhà nước.

Liên quan đến bảo lãnh lĩnh vực xi măng, Bộ Tài chính đánh giá, xi măng đang là lĩnh vực có nhiều dự án gặp khó khăn nhất đang phải tái cơ cấu dự án, tái cơ cấu khoản nợ vay, như tại 3 dự án: Xi măng Sông Thao (Công ty Cổ phần Xi măng Sông Thao là chủ đầu tư, Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị HUD là cổ đông chi phối), Xi măng Thái Nguyên (chủ đầu tư Tổng công ty Cổ phần Xây dựng công nghiệp Việt Nam Vinaincon) và Xi măng Hạ Long (Tổng công ty Sông Đà làm chủ đầu tư sau đó chuyển giao sang Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam - Vicem).

Chính việc phải bảo lãnh vay nợ lớn cho các tập đoàn kinh tế thuộc sở hữu Nhà nước đã đẩy nợ Chính phủ lên mức vượt trần. Ngày 4/7, Bộ Tài chính công bố bản tin nợ công năm 2014 lên 86 tỷ USD, trong đó nợ trong nước là hơn 1 triệu tỷ đồng, nợ nước ngoài 810 tỷ đồng.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính tại cuộc họp của Chính phủ cuối năm 2015, nợ Chính phủ đã vượt trần cho phép, đạt 50,3%GDP, trong khi kế hoạch được Quốc hội phê duyệt trong giai đoạn  2011-2015 là 50%GDP.

Nợ công tăng cao, nghĩa vụ trả nợ ngày càng lớn. Với nghĩa vụ trả nợ khoảng 273.000 tỷ đồng năm 2016, Chính phủ đã duyệt kế hoạch vay 452.000 tỷ đồng (ứng 20 tỷ USD). Trong đó, bù đắp bội chi ngân sách là 254.000 tỷ đồng.

Dự kiến mức trả nợ vay năm nay tăng lên 273.000 tỷ đồng (12 tỷ USD).

Chính vì “gánh nặng” này, trong báo cáo của Bộ Tài chính đã đưa ra nhiều kiến nghị nhằm hạn chế các khoản bảo lãnh và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này. Đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp phải nỗ lực thút các nguồn vốn khác, đảm bảo nghĩa vụ trá nợ, đàm phán với bên cho vay để tái cơ cấu các khoản nợ.

Kiều Châu

Vneconomy

Các tin tức khác

>   Hết tỉnh táo nổi với buổi mua đất dự án qua môi giới  (06/07/2016)

>   Thoái vốn nhà nước 6 tháng đầu năm 2016 chỉ bằng 11.6% cùng kỳ (06/07/2016)

>   Cá da trơn phải có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm mới được xuất khẩu sang Hoa Kỳ (06/07/2016)

>   Thủ tướng yêu cầu báo cáo về việc chấp hành bảo vệ môi trường của Nhà máy giấy Lee&Man (06/07/2016)

>   Xây dựng tuyến kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa - TPHCM (06/07/2016)

>   Sắp dời trạm xe buýt trước chợ Bến Thành sang Hàm Nghi (06/07/2016)

>   Sà lan 500 tấn chìm sau khi tông vào cầu Rạch Đĩa 1 (06/07/2016)

>   TPHCM làm tuyến xe điện một ray, vốn đầu tư 8.400 tỉ đồng (05/07/2016)

>   Nhà máy giấy 2.000 tỉ ‘trùm mền’, người dân ôm nợ (05/07/2016)

>   Yêu cầu cơ quan báo chí quản chặt trang Fanpage trên Facebook (04/07/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật