Thứ Năm, 14/07/2016 08:39

Cải tạo chung cư cũ: 'Cánh cửa' đã mở

Sau nhiều năm chờ đợi, mới đây, ông Nguyễn Trí Dũng - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, việc cải tạo chung cư cũ sẽ được tiến hành lần lượt và đồng bộ từng khu trong thời gian tới, không triển khai ồ ạt nhằm đảm bảo tiến độ.

Hà Nội và TP.HCM cùng quyết tâm cải tạo chung cư cũ

Sẽ bắt tay vào thực hiện

Theo quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử TP Hà Nội (có hiệu lực từ ngày 14/4/2016) do Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung ký ban hành, các dự án đầu tư xây dựng thuộc 10 chung cư cũ sẽ được xây tối đa 24 tầng.

Cụ thể, quy chế có danh mục chỉ rõ khu tập thể Quỳnh Mai được phép xây tối đa 24 tầng (cao 86m); khu tập thể Giảng Võ được xây tối đa 21 tầng (cao 76m); khu tập thể Ngọc Khánh được xây tối đa 21 tầng (cao 76m); các khu Thành Công, Khương Thượng, Vĩnh Hồ, Kim Liên, Phương Mai, Thanh Nhàn... được phép xây tối đa 24 tầng (cao 86m).

Theo thống kê Sở Xây dựng Hà Nội, hiện trên địa bàn thành phố có khoảng 1.516 chung cư cũ có quy mô từ 2 đến 5 tầng, chủ yếu được xây dựng từ năm 1960 đến cuối những năm 1990, ngoài ra còn một số nhà được xây dựng từ trước năm 1954.

Các chung cư tập trung chủ yếu ở 4 quận nội thành cũ và quận Hoàng Mai, Cầu Giấy, Thanh Xuân. Hầu hết các nhà chung cư đều đã bán nhà cho người đang thuê theo Nghị định số 61/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ.

Hài hòa lợi ích 3 bên

Hầu hết chung cư cũ tại Hà Nội và TP.HCM đều nằm ở vị trí đắc địa vì thế đây chính là “miếng bánh” mà các chủ đầu tư đều thèm muốn. Tuy nhiên, thực tế gần 10 năm cho thấy, miếng bánh này không “dễ xơi” bởi có quá nhiều khó khăn khi DN bắt tay vào thực hiện.

Ông Phạm Ngọc Lâm - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đức Khải cho rằng, cùng một số vốn, đầu tư chung cư cũ không hiệu quả bằng triển khai dự án mới mà còn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro.

Bằng chứng là với 100 tỷ đồng đầu tư vào dự án chung cư cũ hư hỏng, trong trường hợp thành công thì sau khi trừ đi các khoản bồi thường giải phóng mặt bằng, tạm cư, tái định cư, chi phí xây dựng… công ty chỉ đạt lợi nhuận chừng 5 tỷ đồng. “Để tham gia kênh đầu tư này, chúng tôi chỉ mong 10% lợi nhuận như thực hiện các chương trình nhà ở xã hội và tái định cư là tốt rồi" - ông Lâm nói.

Còn tại địa bàn Hà Nội, ông Trần Anh Tài – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn P.H chia sẻ: “Khó khăn thường trực hiện nay khi tiến hành cải tạo các chung cư cũ là trong quá trình lập dự án chính sách bồi thường liên tục thay đổi khiến chủ đầu tư ‘chóng mặt’. Bên cạnh đó, việc thủ tục hành chính kéo dài, các chi phí thực hiện dự án quá lớn, chi phí xây dựng và lãi vay cao khiến nhiều doanh nghiệp như chúng tôi không mặn mà tham gia”.

Gần đây TP Hà Nội đã có nhiều động thái tích cực thể hiện mong muốn kêu gọi đầu tư, sớm cải tạo các khu chung cư cũ nát, nguy hiểm, đảm bảo cuộc sống an toàn cho người dân và tạo diện mạo đẹp cho đô thị. Thế nhưng, theo nhiều DN, chính sách cho phép nâng số tầng nhưng lại kèm theo các yêu cầu không tăng mật độ dân số trong khu vực nội đô, mật độ xây dựng khiến cho bài toán cân đối tài chính, đảm bảo lợi nhuận của DN vẫn chưa giải quyết được triệt để.

Theo các chuyên gia, để thúc đẩy các nhà đầu tư mạnh dạn tham gia cải tạo chung cư cũ nhằm góp phần chỉnh trang đô thị, thành phố cần nhiều giải pháp ở nhiều cấp độ. Các giải pháp cần làm trong thời gian tới là tập trung vào việc đảm bảo lợi ích của các chủ thể tham gia: người dân, doanh nghiệp, Nhà nước thì mới khả thi. Sự hài hoà lợi ích giữa người dân, doanh nghiệp và xã hội cần được minh bạch, công khai để tạo sự đồng lòng cao.

Nắm được nhu cầu trên, lãnh đạo Sở Xây dựng TP.HCM Trần Trọng Tuấn đã gửi gắm đến các nhà đầu tư thông điệp thủ tục hành chính sẽ được rút ngắn trong thời gian tới. Cụ thể, từ tháng 6/2016 bắt đầu thực hiện phân cấp phân quyền trong cải tạo chung cư cũ. Trong năm nay, Sở Xây dựng cũng sẽ phối hợp cùng Sở Quy hoạch kiến trúc, Tài nguyên môi trường thực hiện cấp phép xây dựng một cửa, có thể rút ngắn thời gian cho nhà đầu tư, để từ đó giúp doanh nghiệp giảm chi phí đầu tư.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung mới đây cũng ký ban hành Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử theo hướng tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tham gia lập và thực hiện dự án cải tạo chung cư cũ như: Ưu đãi về vốn, tăng số tầng, giảm thủ tục hành chính…

Thiết nghĩ, việc Hà Nội và TP.HCM cùng thể hiện quyết tâm trong việc cải tạo chung cư cũ sẽ gỡ được nút thắt tồn tại trong suốt 10 năm và kế hoạch này sẽ không chỉ là trên giấy khi các lãnh đạo thành phố đưa ra được cơ chế cụ thể và đủ mạnh để hài hòa lợi ích 3 bên: Nhà nước - DN – người dân./.

Lưu Vân

dđdn

Các tin tức khác

>   Tuyến metro Bến Thành - Tham Lương: UBND TPHCM được vay lại toàn bộ phần vốn tăng thêm (14/07/2016)

>   Thủ tướng tiếp tục yêu cầu xử lý vụ 8B Lê Trực (14/07/2016)

>   Bố mua nhà xã hội của con làm sếp: Rà soát toàn bộ dự án  (13/07/2016)

>   Ai đứng sau dự án TĐC đã 10 năm “đắp chiếu”? (13/07/2016)

>   Đại gia và “canh bạc” bất động sản (13/07/2016)

>   Cảnh báo vị trí khan hiếm “giá trị Q.1, giá đất Q.4” TP.HCM (13/07/2016)

>   Chưa có bảo lãnh, hàng loạt dự án ngang nhiên mở bán (12/07/2016)

>   Khánh Hòa phải bàn giao mặt bằng “sạch” cho Dự án QL26 trước ngày 15/08 (12/07/2016)

>   TPHCM kiến nghị xây cầu thay thế phà Cát Lái (12/07/2016)

>   Tỷ lệ lấp đầy tại các khu công nghiệp đã hoạt động đạt 70% (12/07/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật