Thứ Sáu, 10/06/2016 11:19

Xây dựng ngưỡng an toàn về nợ vay ODA giai đoạn 2016-2020

Nhằm thực hiện ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về ngưỡng an toàn trong vay vốn ODA, vay ưu đãi, không ảnh hưởng đến trần nợ công. Bộ Tài chính đã ban hành Công văn về việc xây dựng ngưỡng an toàn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài giai đoạn 2016-2020.

Theo đó, Bộ tài chính đề nghị các bộ, các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, các cơ quan khác ở trung ương, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ngân hàng phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách Xã hội, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đang sử dụng vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài của chính phủ triển khai thực hiện một số công việc cụ thể.

Đánh giá kết quả thực hiện giải ngân các chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của chính phủ giai đoạn 2011-2015:

Bộ Tài chính đề nghị rà soát, đánh giá tình hình huy động vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài theo từng chương trình/dự án với các hiệp định vay, gồm tổng mức đầu tư trong đó trị giá vốn vay, thời gian thực hiện chương trình/dự án, nhà tài trợ, cơ chế tài chính trong nước, trị giá vốn vay điều chỉnh so với quyết định ban đầu, tình trang giải ngân, lũy kế giải ngân từ khi hiệp định vay có hiệu lực đến ngày 31/12/2015. Đồng thời, báo cáo cụ thể giá trị giải ngân các nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi theo từng năm trong giai đoạn 2011-2015 theo từng chương trình/dự án gắn với hiệp định vay.  

Ngoài ra, các đơn vị phải đánh giá các kết quả đạt được từ việc đầu tư bằng nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài, tác động đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của các bộ, ngành và địa phương và nêu rõ khó khăn,vướng mắc và tồn tại, hạn chế trong huy động sử dụng và trả nợ vốn vay; phân tích nguyên nhân, trách nhiệm của các cấp, ngành, các tổ chức,cá nhân có liên quan.

Xây dựng kế hoạch giải ngân nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài trong giai đoạn 2016-2020  để đảm bảo trần nợ công:

Bộ tài chính yêu cầu các đơn vị rà soát danh mục các chương trình/dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài đang triển khai, chưa hoàn thành chuyển tiếp sang thực hiện giai đoạn 2016-2020. Đồng thời, dự kiến danh mục các chương trình/dự án sẽ phải triển khai mới trên cơ sở chủ trương đầu tư đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, công tác chuẩn bị dự án và khả năng đàm phán, ký kết với các nhà tài trợ trong giai đoạn 2016-2020.

Về kế hoạch giải ngân, bộ tài chính đề nghị phải xây dựng theo từng chương trình/dự án gắn liền với các hiệp định vay và tiến độ thực hiện các chương trình/dự án; chi tiết từng năm trong giai đoạn 2016-2020. Kế hoạch giải ngân phải làm rõ danh mục các chương trình, dự án được đưa vào cân đối ngân sách nhà nước để sử dụng cho đầu tư xây dựng cơ bản, chi sự nghiệp, chương trình, dự án phải vay lại từ nguồn vốn vay của chính phủ.

Bên cạnh đó, Các bộ, ngành trung ương và các địa phương có nhiệm vụ chỉ đạo các chủ chương trình, dự án khẩn trương rà soát, đánh giá và lập kế hoạch giải ngân sát với tình hình thực tế, gắn với các hiệp định vay theo từng nhà tài trợ và tổng hợp chung theo từng bộ ngành/địa phương.

Bộ tài chính lưu ý các Bộ, ngành, địa phương phán ánh kịp thời và đầy đủ tình hình thông tin, số liệu báo cáo để làm căn cứ xác định ngưỡng an toàn trong vốn vay vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài, không ảnh hưởng đến trần nợ công để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Theo báo cáo chưa đầy đủ của các Bộ, ngành và địa phương, tổng nhu cầu huy động và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi thời kỳ 2016-2020 là rất lớn, khoảng 39.5 tỷ USD. Nhu cầu vốn cho các dự án chủ yếu tập trung vào lĩnh vực giao thông vận tải, phát triển đô thị, nông nghiệp và phát triển nông thôn, môi trường, giáo dục và đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ.

Căn cứ vào tiến độ thực hiện các chương trình và dự án đã ký kết, tổng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi dự kiến giải ngân thời kỳ 2016 -2020 đạt khoảng 25-30 tỷ USD, bình quân năm đạt 5 - 6 tỷ USD, tăng 14% so với thời kỳ 2011 - 2015 và chiếm khoảng 55% - 66% vốn đầu tư phát triển huy động từ bên ngoài./.

Các tin tức khác

>   Các cảng hàng không ưu tiên cần được đầu tư hơn 26.200 tỷ đồng (10/06/2016)

>   Phương Trang có nợ, nhưng nợ bao nhiêu? (10/06/2016)

>   Muốn được hỗ trợ 300.000 hộ kinh doanh phải lên doanh nghiệp? (10/06/2016)

>   NAFIQAD cảnh báo các DN thủy sản khai báo thông tin không chính xác về lô hàng (10/06/2016)

>   Vung cả trăm tỉ đồng mua sắm thiết bị y tế: Máy móc mới mua đã hỏng, “trùm mền” (10/06/2016)

>   “Làm mẹ là không sướng, làm mẹ theo Luật Doanh nghiệp mới là rất rủi ro” (09/06/2016)

>   Thái Lan mất vị trí nước xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới (09/06/2016)

>   Quản trị công ty tạo cơ sở đo lường độ an toàn trong đầu tư (09/06/2016)

>   Nhiều đơn hàng gỗ dịch chuyển từ Trung Quốc sang VN (09/06/2016)

>   Điều gì khuất tất trong lựa chọn nhà thầu Bệnh viện Nhi đồng thành phố? (09/06/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật